05/01/2020 16:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giải mã những hiểu lầm phổ biến về Iran và Iraq

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Iran và Iraq đang là tâm điểm chú ý của thế giới sau vụ Mỹ ám sát tướng Iran Qasam Soleimani. Trước khi tình hình trở nên phức tạp hơn, thử tìm hiểu một chút về hai quốc gia Trung Đông này.

Giải mã những hiểu lầm phổ biến về Iran và Iraq - Ảnh 1.

Lịch sử Trung Đông phức tạp do đường biên giới khu vực này thay đổi liên tục theo thời gian - Ảnh: Getty

Iran và Iraq có chung đường biên giới đến 900 dặm (gần 1.450km), tên gọi chỉ khác nhau một ký tự. Nhiều người có thể nhầm lẫn hoặc tưởng hai quốc gia này có chung một nguồn gốc, nhưng thật ra đây là hai nền văn hóa - lịch sử khác nhau.

Theo sử gia người Mỹ Kallie Szczepanski, trong nhiều thế kỷ, người Iran và Iraq vô số lần chiến tranh với nhau vì lãnh thổ. Suốt khoảng thời gian đó, hai người láng giềng ít hòa thuận này cũng bị xâm lược bởi nhiều thế lực nước ngoài, từ người Mông Cổ khi xưa cho đến người Mỹ sau này.

Những khác biệt

Iran và Iraq là hai từ dễ phát âm sai. Iran đọc là "ih-RON" thay vì "AY-ran" - mang ý nghĩa là "Vùng đất của người Aryan". Tương tự, Iraq đọc là "ih-ROCK" thay vì "AY-rack" - bắt nguồn từ chữ Uruk (Erech) trong tiếng Sumer có nghĩa là "thành phố".

Cả hai quốc gia cũng có những tên gọi cũ, Iran là Ba Tư, còn Iraq là Mesopotamia.

Về mặt địa lý, thủ đô của Iran là Tehran, còn Iraq là Baghdad. Iran đứng thứ 18 trên thế giới về diện tích (636.000 dặm vuông), còn Iraq xếp thứ 58 (169.000 dặm vuông). Dân số Iran khoảng 80 triệu người, còn Iraq khoảng 31 triệu.

Các đế chế cổ xưa từng cai trị hai vùng đất mà ngày nay là Iran và Iraq không giống nhau. Iran từng nằm dưới quyền của đế chế Medes, Achaemenid, Seleucid, và Parthia; còn Iraq bị xâm chiếm bởi đế chế Sumer, Akkad, Assyria và Babylon.

Đây là lý do khiến tính chất sắc tộc của hai nước rất khác. Phần lớn người Iran có nguồn gốc Ba Tư, trong khi người Iraq là chủ yếu mang di sản Ả Rập.

Khác biệt tiếp theo là thể chế chính trị. Ở nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, điều hành đất nước là một bộ máy Hồi giáo thần quyền, bao gồm tổng thống, Quốc hội (Majlis), Hội đồng chuyên gia và lãnh tụ tối cao.

Trong khi đó, ở Iraq là một chính phủ lập hiến liên bang, về cơ bản là hình thể cộng hòa dân chủ với các chức danh tổng thống, thủ tướng và nội các.

Yếu tố quốc tế ảnh hưởng lên hai chính quyền ở Iran và Iraq cũng khác. Iran ngày nay định hình bởi cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, còn Iraq bị Mỹ đánh chiếm và cải cách hồi năm 2003.

Giải mã những hiểu lầm phổ biến về Iran và Iraq - Ảnh 2.

Phụ nữ Iran ngày nay - Ảnh: Iran Travelling

Các điểm giống nhau

Chính trị và lịch sử Trung Đông phức tạp cũng bởi đường biên giới khu vực này thay đổi liên tục theo thời gian - kết quả của các cuộc chiến tranh, từ đó văn hóa các nước láng giềng không ngừng phối trộn với nhau.

Điểm chung lớn nhất giữa Iran và Iraq là quốc giáo đạo Hồi, 90% người Iran và 60% người Iraq theo Hồi giáo dòng Shiite (lần lượt 8% và 37% theo dòng Sunni).

Khu vực Trung Đông đã chứng kiến trận quyết đấu nảy lửa giữa hai dòng Hồi giáo này trên khắp lục địa Á - Âu kể từ khi nó được sáng lập vào đầu những năm 600 Công nguyên.

Truyền thống Hồi giáo và ảnh hưởng của các đế chế xưa để lại dấu ấn ở Iran và Iraq đến tận ngày nay, tương tự phần lớn vùng Trung Đông. Tuy nhiên, chủ trương nhà nước về các triết lý tôn giáo đó có thể khác tùy nơi, ví dụ như quy định buộc phụ nữ đeo tấm che mặt.

Công ăn việc làm, nông nghiệp, giải trí, giáo dục... là những lĩnh vực Iraq và Iran chia sẻ nhiều điểm tương quan cũng bởi hiện tượng giao thoa văn hóa.

Về tài nguyên, cả hai nước đều sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, Iran ước chừng 136 tỉ thùng, còn Iraq khoảng 115 tỉ thùng. Dầu mỏ là nguồn xuất khẩu quan trọng và cũng là nguyên nhân khiến biết bao tai ương đổ xuống vùng này.

Cuộc sống ở Iran trước cuộc cách mạng Hồi giáo 1979

TTO - Những bức ảnh còn lưu lại từ thế kỷ trước cho thấy cuộc sống ở đất nước Iran trước năm 1979 khá giống với một quốc gia phương Tây. Dòng chảy lịch sử đã đưa đất nước này rẽ sang một hướng khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Trái đất vừa trải qua ngày ngắn hơn bình thường do những thay đổi trong tốc độ quay của nó. Tuy nhiên, vẫn còn hai ngày ngắn hơn bình thường nữa trong mùa hè này.

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 tham gia tập trận với Hàn Quốc và Nhật Bản

Ngày 11-7, Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 tham gia tập trận cùng Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên và sự gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 tham gia tập trận với Hàn Quốc và Nhật Bản

Quan chức cấp cao Iran dọa 'tấn công bằng drone khi ông Trump đi tắm nắng'?

Cựu cố vấn cấp cao của Iran tuyên bố trên truyền hình là ông Trump "không thể tắm nắng ở Mar-a-Lago" vì có thể bị drone tấn công.

Quan chức cấp cao Iran dọa 'tấn công bằng drone khi ông Trump đi tắm nắng'?

Mỹ không quay lưng với Đông Nam Á

Giữa lúc thương mại Mỹ - ASEAN căng thẳng vì các chính sách thuế mới, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio có chuyến công du đầu tiên tới Đông Nam Á.

Mỹ không quay lưng với Đông Nam Á

Triều Tiên đón ca sinh năm đầu tiên trong lịch sử

Ca sinh năm đầu tiên ở Triều Tiên gồm ba bé gái, hai bé trai vừa được xuất viện, trở về nhà với sức khỏe ổn định.

Triều Tiên đón ca sinh năm đầu tiên trong lịch sử

Hàn Quốc chứng kiến số vật nuôi chết do nắng nóng tăng đột biến

Một đợt nắng nóng kéo dài đang diễn ra trên toàn Hàn Quốc đã gây ra mức thiệt hại nghiêm trọng chưa từng có đối với ngành chăn nuôi nước này.

Hàn Quốc chứng kiến số vật nuôi chết do nắng nóng tăng đột biến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar