12/10/2015 14:34 GMT+7

Giải cứu bé gái 9 tuổi bị ép cưới ông lão 78 tuổi

HẢI YẾN
HẢI YẾN

TTO - “Cha cháu nói cháu sẽ là một người vợ, nhưng cháu chỉ muốn đến trường. Tuy nhiên người đàn ông ấy muốn cháu trở thành vợ ba của ông. Khi cháu từ chối, ông ta đã giam cháu lại …”

Josephine Kulea - cô gái quyết tâm phá vỡ hủ tục Samburu của bộ lạc mình - Ảnh: CNN

Đây là những lời tâm sự đầy nước mắt của Younis, bé gái người Kenya - nạn nhân của tục tảo hôn đầy man rợ theo thông tục Samburu truyền thống tại địa phương.

Ngay từ khi lên 9 tuổi, bé Younis đã bị ép gả cho một người đàn ông đáng tuổi ông nội mình. Tuy nhiên, với lòng can đảm và sự quyết tâm, Younis cùng các bé gái khác đã dám đứng lên chống đối tục tảo hôn đầy man rợ này, và ra đi tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.

“Cháu biết được có một người phụ nữ đang giúp đỡ những đứa trẻ. Từ Baragoi, trên đôi chân trần, cháu đi bộ đến Maralai. Lúc đó cháu thậm chí còn không có nổi một đôi giày để mang. Cô Kulea đã đón cháu đến văn phòng trẻ em của cô, và cô ấy đã cứu cháu”, Younis nói.

Vào thời điểm đó, văn phòng của cô Kulea cũng đang tiếp nhận 8 bé gái khác có hoàn cảnh tương tự như Younis. Đối với các em, cũng như 200 bé gái khác từng được cưu mang và giúp đỡ bởi Tổ chức Bé gái Samburu do chính Kulea sáng lập, cô chính là một người mẹ thứ hai của các em khi các em bị chính gia đình mình chối bỏ.

Cuộc đấu tranh dai dẳng

Kulea đang chiến đấu chống lại những hủ tục Samburu mà cô phải chịu đựng ngay từ khi được sinh ra. Ngay sau khi được đến trường và học một khóa y tá, cô bắt đầu tự hỏi bản thân về chuyện gì đang xảy ra đối với cộng đồng Samburu nơi cô đang sinh sống.

“Tôi nhận ra chúng tôi là những người duy nhất thực hiện cắt âm vật, những cộng đồng khác không làm như thế  - cô kể - Tôi nhận thức được rằng có điều gì đó không đúng ở đây, và tôi phải tạo ra sự khác biệt, đó là cách mà tôi đã cứu lấy các bé gái”.

Bé gái Younis, một trong những nạn nhân của nạn tảo hôn được Kulea cứu thoát - Ảnh: CNN

Cô Kulea cho biết mặc dù Chính phủ Kenya đã ra lệnh cấm tục cắt âm vật và tảo hôn từ năm 2011, nhưng ở Manyara hay một vài nơi khác, những hủ tục truyền thống vẫn rất khó bị bãi bỏ.

“Lớn lên từ cộng đồng này, mọi người đều nhìn tôi như thể "cô phải giống như chúng tôi, cô không được chống lại chúng tôi". Đó thật sự là một mối nguy đối với tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục tiến về phía trước”.

“Tôi vẫn còn hi vọng. Tôi biết rằng một khi chúng tôi đưa được nhiều trẻ em đến trường hơn trong tương lai, sẽ có sự khác biệt trong cộng đồng của tôi”, cô khẳng định.

HẢI YẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

CNBC: Nike tăng giá nhiều mặt hàng 2-10 USD ngay trong tuần này

Việc tăng giá sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1-6, nhưng người tiêu dùng có thể thấy giá trên kệ thay đổi ngay trong tuần này.

CNBC: Nike tăng giá nhiều mặt hàng 2-10 USD ngay trong tuần này
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar