23/04/2024 10:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giải 'cơn khát' vốn cho nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, để thực hiện mục tiêu xây ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 sẽ cần nguồn vốn khoảng 849.500 tỉ đồng.

Chung cư Ecohome 1, một dự án nhà ở xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chung cư Ecohome 1, một dự án nhà ở xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trong bối cảnh nguồn vốn ưu đãi dành cho phát triển nhà ở xã hội gặp khó giải ngân, các chuyên gia nhận định việc Chính phủ phát hành trái phiếu chính phủ để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội sẽ khơi thông vốn cho đề án xây dựng 1 triệu căn hộ từ nay tới 2030.

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), hỗ trợ lãi suất cho hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng trong tháng 4-2024.

Cần khoảng 850.000 tỉ đồng để làm 1 triệu căn nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, để thực hiện mục tiêu xây ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 sẽ cần nguồn vốn khoảng 849.500 tỉ đồng. Vì thế, bên cạnh việc huy động nguồn lực từ xã hội, nguồn vốn từ Chính phủ tham gia vào đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội đóng vai trò quan trọng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về chủ trương phát hành TPCP để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trong bối cảnh chương trình tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ đồng cho vay đầu tư, mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp hơn lãi bình quân thị trường từ 1,5 - 2% gần như không giải ngân được, việc Chính phủ chủ trương phát hành TPCP với lãi suất thấp hơn lãi vay thương mại, thời gian vay dài hơi hơn để hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở xã hội rất cần thiết.

Chính phủ sẽ dùng số tiền huy động được từ phát hành TPCP cho các ngân hàng thương mại vay lại, các ngân hàng sẽ dùng số tiền này để cho doanh nghiệp vay đầu tư dự án nhà ở xã hội, cho người dân vay mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp. Và để hỗ trợ người có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội, lãi suất càng thấp càng tốt, nhưng điều này còn phải căn cứ vào mức lãi suất huy động của TPCP.

"Nếu Chính phủ phát hành TPCP với lãi suất 4 - 5%/năm, lãi vay mua nhà ở xã hội sẽ khoảng 6 - 7%/năm vì phải cộng thêm 2% chi phí quản lý của các ngân hàng thương mại. Trường hợp lãi suất huy động TPCP quá thấp sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư trái phiếu, không huy động được vốn", ông Hiếu nói.

Trong khi đó, theo TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, việc phát hành TPCP hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội nên hướng tới phát hành TPCP để tài trợ cho các dự án nhà ở xã hội thông qua việc cho doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội vay lại.

Ví dụ Chính phủ phát hành TPCP với lãi suất từ 3 - 3,5%/năm, sẽ cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội vay lại với mức lãi suất khoảng 5%/năm, thời hạn cho vay có thể khoảng 20 năm. Điều kiện cho doanh nghiệp vay lại TPCP để làm nhà ở xã hội cung cần dễ dàng hơn.

"Với người mua nhà ở xã hội, nên tạo điều kiện cho họ vay ngân hàng với một mức lãi suất ưu đãi cứng nào đó, như tại Singapore chỉ khoảng 2,5%/năm. Phần chênh lệch lãi suất so với thị trường sẽ do ngân sách cấp bù", ông Nghĩa đề xuất.

Lãi suất phải thấp, thời gian kéo dài

Cũng theo ông Nghĩa, Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc là giao cho chính quyền địa phương quản lý dự án nhà ở xã hội để bảo đảm dự án được xây dựng đúng tiến độ, tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm không gian sống phù hợp. Chính quyền các địa phương sẽ ban hành một khung giá bán các dự án nhà ở xã hội.

Doanh nghiệp làm xong dự án nhà ở xã hội sẽ bàn giao lại cho các địa phương, như vậy doanh nghiệp sẽ không phải đứng ra làm thủ tục xét duyệt đối tượng mua nhà, không phải lo phân phối nhà.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cũng cho rằng phát hành TPCP để cung ứng vốn cho xây dựng nhà ở xã hội là giải pháp cần thiết để tăng nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho phát triển nhà ở xã hội.

Đây là phương thức huy động vốn dài hạn từ xã hội kể cả trong nước và nước ngoài để thực hiện chương trình dài hạn phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu ở của số đông người dân. Việc phát hành TPCP làm nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền của Chính phủ, điều này đã được Luật Nhà ở cho phép.

"Vấn đề là loại TPCP sẽ được phát hành với lãi suất bao nhiêu để hút được nhà đầu tư. Cần coi việc phát hành TPCP để thực hiện đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội như một chương trình mục tiêu quốc gia. Và lãi suất cho doanh nghiệp, tổ chức vay lại để xây dựng nhà ở xã hội cần cân nhắc ở mức phù hợp", ông Châu đề nghị.

Cũng theo ông Châu, việc phát hành TPCP làm nhà ở xã hội nên chia làm hai loại. Thứ nhất là loại TPCP kỳ hạn 10 năm để cho vay đầu tư, mua, thuê mua nhà ở xã hội. Thứ hai là đúng chu kỳ ân hạn ưu đãi tín dụng của người mua nhà ở xã hội là 25 năm.

Hầu hết các dự án nhà ở xã hội sẽ được hoàn vốn sau một thời gian, dự án nhà ở xã hội để bán sẽ hoàn vốn ngay, còn với dự án nhà ở xã hội cho thuê mua sẽ hoàn vốn trong khoảng 5 năm, dự án cho thuê hoàn vốn trong khoảng 18 - 20 năm.

"Vì thế, lãi suất huy động TPCP để phát triển nhà ở xã hội có thể cao hơn khoảng 0,5% so với việc Chính phủ phát hành TPCP để huy động vốn phát triển hạ tầng, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia những năm qua, nếu lãi vay lại quá cao sẽ không đạt được mục tiêu đề ra", ông Châu nói.

* TS Cấn Văn Lực:

Nên huy động nhiều nguồn vốn

Phần lớn các dự án nhà ở xã hội tính đến thời điểm hiện nay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn công, một số dự án do tư nhân thực hiện. Khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân sách do được bố trí cho các dự án nhà ở xã hội rất ít. Điều kiện, thủ tục phức tạp trong khi nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.

Do đó, không nên áp dụng theo các gói, chương trình một vài năm như hiện nay. Đặc biệt, có thể thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội gồm: nguồn tiền thu từ quỹ đất cho nhà ở xã hội ; vốn góp từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; phát hành TPCP/chính quyền địa phương; vốn đối ứng, bổ sung từ các tổ chức tín dụng trong nước; nguồn vốn ODA, các tổ chức tài chính quốc tế.

Về cơ cấu tín dụng cho vay nhà ở xã hội , có thể 40% cho doanh nghiệp và 60% cho người mua nhà. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê nhưng phải theo quy hoạch, thiết kế chuẩn.

TP.HCM nghiên cứu xây nhà ở xã hội cho văn nghệ sĩ, vận động viên, người có thu nhập trung bình

Bên cạnh các dự án nhà ở xã hội đang triển khai, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị các sở ngành đề xuất xây nhà ở xã hội cho người có thu nhập trung bình, văn nghệ sĩ, vận động viên có thành tích cao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cho thuê lưu trú ngắn hạn trong chung cư: Sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định

Liên quan đến đề xuất quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú ngắn ngày trong chung cư, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết sẽ nghiên cứu, rà soát để báo cáo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Cho thuê lưu trú ngắn hạn trong chung cư: Sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Vết sụt lún trên nút giao ngàn tỉ ở Nha Trang là do dầu mỡ

Sau khi khảo sát, kiểm tra vết sụt lún trên nút giao Ngọc Hội (TP Nha Trang, Khánh Hòa), cơ quan chức năng xác định nguyên nhân là do đổ tràn dầu mỡ.

Vết sụt lún trên nút giao ngàn tỉ ở Nha Trang là do dầu mỡ

Chưa có nút giao, đường kết nối cảng biển Cà Ná với cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo bị tắc

Dự án đường nối cảng tổng hợp Cà Ná và quốc lộ 1 với cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo “bí” đường dẫn vào cao tốc.

Chưa có nút giao, đường kết nối cảng biển Cà Ná với cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo bị tắc

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng

Ngay sau khi Thủ tướng phát động phong trào "cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", tỉnh Bình Định đã khẩn trương khởi công và hoàn thành xây dựng, sửa chữa 4.411 căn nhà cho bà con.

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar