03/01/2017 10:57 GMT+7

Giấc mơ nhà “100 triệu”

BÁ SƠN
BÁ SƠN

TTO - “Cần nhân rộng nhà ở xã hội giá 100 triệu đồng đã trở thành thương hiệu của Bình Dương. Phải chăm lo cho những người lao động nhập cư, vì chính họ đã cống hiến và tạo nên sức sống của nền kinh tế”.

Đó là chỉ đạo và cũng là lời dặn dò của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với tất cả lãnh đạo chủ chốt của tỉnh này, trong buổi làm việc nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh.

Những trăn trở của Thủ tướng dường như cũng trùng với suy nghĩ của lãnh đạo tỉnh Bình Dương khi trong nhiều hoạt động kỷ niệm, tỉnh đã chọn việc khánh thành 1.700 căn hộ xã hội và khởi công thêm 1.500 căn hộ mới là sự kiện đầu tiên.

Lo lắng chỗ ở và đời sống của lực lượng công nhân chính là lo cho cái gốc của sự phát triển của tỉnh này. Bởi lẽ theo số liệu thống kê, người nhập cư hiện chiếm tới 52% dân số Bình Dương, đáp ứng tới 80% nhu cầu về lao động.

Cũng giống như tại nhiều thành phố lớn khác, với những người rời bỏ quê hương “không có tấc đất cắm dùi” thì việc an cư để lạc nghiệp là nhu cầu bức thiết đối với họ.

Những căn hộ với diện tích 30m2 “vừa túi tiền” tại Bình Dương đã góp phần giải quyết chỗ ở cho hàng chục ngàn công nhân và người có thu nhập thấp.

Chỉ trong vòng 5 năm (2011-2016), tới nay đã có gần 7.000 căn hộ được đưa vào sử dụng. Và với mục tiêu xây dựng 64.000 căn hộ, tỉnh đang hướng tới đáp ứng cho 164.000 người có nhu cầu về nhà ở.

Mô hình nhà ở xã hội của Bình Dương độc đáo ở chỗ chỉ với số tiền ban đầu 10-20 triệu đồng, hằng tháng công nhân sẽ trả góp tương đương với số tiền họ đi thuê trọ, nhưng sau 5-7 năm họ sẽ có nhà.

Những căn nhà xã hội tuy diện tích không lớn nhưng có đầy đủ tiện ích và khang trang hơn rất nhiều so với các dãy nhà trọ lụp xụp bên hông các khu công nghiệp. Để những người lao động không có cảm giác thiệt thòi, mặc cảm, chủ đầu tư đặt tên cho những dãy nhà ở xã hội là những khu đô thị với tên gọi riêng.

Những công dân sống trong các khu đô thị ấy thật sự làm chủ nơi mình đang sống, được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà, có quyền quyết định những gì ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình mình như bầu ra ban quản lý, bầu tổ trưởng dân phố...

Điều đó có ý nghĩa lớn lao với những người từng ở trọ nay đây mai đó, cứ luôn thấp thỏm vì có thể bị đuổi ra ngoài đường bất cứ lúc nào.

Để có những mô hình nhà ở xã hội thành công như Bình Dương, tất nhiên cần có sự quyết tâm rất lớn của cả Nhà nước và doanh nghiệp. Đầu tiên là tầm nhìn quy hoạch để có những mô hình nhà phù hợp, như xây nhà ở xã hội 30m2 liền kề các khu công nghiệp, có hạ tầng và tiện ích xung quanh đầy đủ nên rất thu hút người lao động.

Nhưng nếu chỉ xây dựng các căn hộ xã hội không thôi vẫn chưa đủ. Người dân còn cần những tiện ích khác như nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế, xe buýt... kết nối với các khu nhà ở. Sự tham gia của các cơ quan chức năng như nhà cung cấp điện, nước, chính quyền xã, phường... sở tại cũng có vai trò rất lớn để tạo nên môi trường sống tốt cho các khu nhà ở xã hội.

Bao giờ các nơi khác cũng có nhà ở xã hội giá 100 triệu đồng? Từ mô hình thành công của Bình Dương, hàng vạn công nhân và người có thu nhập thấp trên cả nước đang trông chờ vào sự chung tay của các bên để nhà ở “100 triệu” không còn là giấc mơ quá xa vời.

BÁ SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar