26/09/2003 06:29 GMT+7

Giấc mơ đại học của Hiếu "cà rem"...

LÊ ĐỨC DỤC
LÊ ĐỨC DỤC

TT (Quảng Trị) - Một bạn đọc không biết tên gọi điện thoại cho phóng viên Tuổi Trẻ: “Tôi có đọc bài về Lập trên Tuổi Trẻ, nhưng có trường hợp này còn khổ hơn, em tên là Hiếu ở Hải Thượng...”. Chỉ ngần ấy rồi người bạn đọc đó cúp máy.

Phóng to
Lê Minh Hiếu
TT (Quảng Trị) - Một bạn đọc không biết tên gọi điện thoại cho phóng viên Tuổi Trẻ: “Tôi có đọc bài về Lập trên Tuổi Trẻ, nhưng có trường hợp này còn khổ hơn, em tên là Hiếu ở Hải Thượng...”. Chỉ ngần ấy rồi người bạn đọc đó cúp máy.

Người mẹ tật nguyền và người tốt trên đường...

Tôi tìm về Hải Thượng, một xã miệt ruộng của huyện Hải Lăng và không khó khăn khi hỏi tìm cậu học trò tên Hiếu, bởi cả xã này nhiều người biết đến cậu... Bây giờ tôi đang ngồi trong căn nhà của Lê Minh Hiếu. Mẹ của em, chị Phan Thị Táo, là một phụ nữ bị tật bẩm sinh. Chị bị gù lưng nhưng trời thương chị nên Hiếu sinh ra khôi ngô, sáng dạ. Cả 12 năm học, chưa bao giờ Hiếu biết đến thứ hạng nhì trong lớp, không những thế Hiếu còn là học sinh giỏi toàn diện.

Năm học này Hiếu thi đỗ vào ĐH Sư phạm Huế, khoa toán với số điểm 22, cũng trúng tuyển luôn nguyện vọng 2 là ĐH Nông lâm Huế...

Người mẹ tật nguyền ấy khi biết tin con vào ĐH đã không ngủ nhiều đêm vì lo lắng. Một người hàng xóm khuyên: “Chị ra ngoài tỉnh mà xin học bổng cho nó, ra đó hỏi thì họ chỉ chỗ!”. Thương con, chị lẳng lặng trở dậy dắt chiếc xe đạp ra tỉnh.

Đông Hà cách làng chị hơn 20km, vóc dáng nhỏ thó chị gồng lên đạp mất ba giờ đồng hồ cũng đến nơi, ra mà không biết sẽ đến đâu nếu như chị không gặp một ngã tư đèn đỏ ngay lối vào thị xã. Cả đời ở quê, đâu biết gì tín hiệu giao thông, đèn đỏ chị vẫn... thản nhiên đạp xe qua! Người công an gác ở đấy đã bắt chị lại và bảo: “Chị không thấy đèn đỏ hay sao mà vượt?”. Chị mếu máo: “Tui chưa thấy cái đèn ni bao giờ, tui đi xin tiền cho con học ĐH!”. Anh cảnh sát hỏi: “Chị đi xin ở đâu?”. Chị lắc đầu: “Nghe nói ra ngoài tỉnh tìm hội khuyến khích gì đó...”.

Người cảnh sát tốt bụng ấy đã bảo chị ngồi lại đó, đi mua một tô cháo bảo chị ăn rồi điện thoại hỏi tổng đài 108 địa chỉ hội khuyến học, anh dẫn chị tới đó rồi đưa cho chị 50.000 đồng và bảo: “Chị xin được học bổng cho cháu xong thì đón xe đò mà vào, hơn 20km chị đạp không nổi đâu, khéo lại ốm!”.

Cho đến khi ngồi kể lại câu chuyện này với tôi, chị vẫn chưa biết gọi người tốt ấy là gì mà chỉ gọi là “chú đèn xanh đèn đỏ” (và rất có thể anh là người đã gọi báo trường hợp này cho PV Tuổi Trẻ).

Chị Táo lại kể sau khi gặp thầy Trương Sĩ Tiến - chủ tịch Hội Khuyến học - đề nghị cứu xét cho con mình xong, ra cổng lại gặp “chú đèn xanh đèn đỏ”, ngỡ xong việc anh ấy trở lại để phạt (!) nhưng người cảnh sát ấy đã bảo: “Tôi sợ chị tiếc tiền không đi xe đò mà đạp xe vào nên tới đây đưa chị ra bến xe”. Và đến giờ chị vẫn không biết anh tên là gì...

Gian nan nuôi một ước mơ...

Phóng to

Người mẹ và "gia sản" của ba mẹ con...

Tôi hỏi Hiếu giải nhất văn sao em không thi vào ngành xã hội mà lại thi sư phạm toán, Hiếu bảo em học môn nào cũng như nhau (điểm tốt nghiệp của Hiếu là 51 điểm, trong đó môn văn 8 điểm, vật lý 9,5 điểm và toán 9 điểm).

Hiếu mê nghề báo chí nhưng chọn sư phạm toán vì ít nhất học sư phạm cũng đỡ học phí. Mà suốt tuổi thơ khốn khó của mình, chính các thầy các cô đã là người nâng đỡ, dìu dắt nên thần tượng trong mắt Hiếu vẫn luôn là hình ảnh của cô Trợ, cô Nga, thầy Bình...

Ngoài Hiếu, chị Táo còn một đứa con gái là Thảo. Năm nay đủ tuổi vào lớp 1 nhưng em vẫn chưa được đến trường vì mẹ sợ không đủ sức lo cho bé Thảo học!

Hiếu là lao động chính trong nhà, ngoài giờ học còn chăm lo ba sào ruộng khoán, ngày nông nhàn thì đạp xe đi bán cà rem vào mùa hè, bán bánh mì vào mùa đông để nuôi mẹ và em. Công việc của người mẹ tật nguyền chỉ có thể là chăn nuôi thêm mấy con lợn, mà lợn có khi chi phí nuôi không đủ huề vốn.

Dân trong thôn gọi Hiếu bằng đủ biệt danh: “Hiếu cà rem”, “Hiếu bánh mì”, “Hiếu cấy lúa”...

Ngay từ hồi học cấp II Hiếu đã nhận kem từ lò ở thị xã Quảng Trị, đạp hơn 30km về tận xã Hải Dương, giáp ranh với tỉnh Thừa Thiên - Huế ở cực đông nam, gần phá Tam Giang để bán.

Nhiều lần đi bán bánh mì sớm, mấy “băng nhóm” chăn trâu chặn thùng bánh mì của Hiếu lấy ăn mà không trả tiền. Hiếu khóc, năn nỉ: “Các anh nghèo nhưng còn có trâu để chăn, em nhận bánh mì đi bán để nuôi mẹ và em, các anh lấy ăn như vậy thì trưa nay về cả mấy mẹ con em nhịn đói”. Mấy đứa trẻ chăn trâu nghe vậy động lòng hùn tiền trả lại cho Hiếu.

Lên cấp III, cái tuổi đã biết thẹn thùng, bán bánh mì loanh quanh trong vùng thì... ngại bạn bè, mà về vùng quê thì sợ không ai mua, Hiếu đạp xe ra tận Đông Hà để bán. Vậy mà ba năm cấp III Hiếu đều là học sinh xuất sắc. Ngồi nhìn cậu bé nhỏ thó với cặp kính cận 6 độ tôi không hiểu nội lực từ đâu mà cậu có thể vượt qua tất cả để học hành xuất sắc như thế.

Trước ngày nhập học năm nay mẹ Hiếu đi vay Hội Phụ nữ được 1 triệu đồng cho Hiếu vào trường rồi tính tiếp, nếu cần chị bảo sẵn sàng đi xin để nuôi Hiếu, nhưng Hiếu thì không an lòng chút nào. Tôi đến nhà, Hiếu vừa vào Huế ghi tên tựu trường rồi trở ra... Hiếu không biết mình có thể tiếp tục

LÊ ĐỨC DỤC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar