03/03/2010 11:23 GMT+7

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng

Theo MINH THÀNH - Sài Gòn tiếp thị
Theo MINH THÀNH - Sài Gòn tiếp thị

Bất chấp sức mua của thị trường bán lẻ đang giảm sút, giá cho thuê mặt bằng để mở cửa hàng trong tháng 3, dự kiến tăng 30%.

Phóng to

Giá thuê mặt bằng khu trung tâm vẫn tăng dù buôn bán đầu năm ế ẩm - Ảnh: A.Q

Ông Nguyễn, chủ hệ thống cửa hàng bán các loại túi xách thời trang với hơn 20 điểm bán trên địa bàn TP.HCM, than: “Một số chủ nhà thông báo sẽ tăng giá cho thuê mặt bằng”. Đơn cử: mặt bằng trên đường Nguyễn Trãi (quận 1) sẽ tăng thêm 200 USD/tháng, đường Lê Văn Sỹ tăng thêm 100 USD/tháng và đường Cách Mạng Tháng Tám tăng thêm 1 triệu đồng/tháng.

Nhiều lý do tăng giá

Thị trường văn phòng cho thuê có mức tăng trưởng mạnh mẽ, với nguồn cung tăng 38% trong năm 2009.

Trong đó có sáu toà nhà hạng A và 31 toà nhà hạng B với tổng diện tích trên 475.000m² được đưa vào sử dụng trong quý 4-2009.

Tuy nhiên thời gian gần đây, giá thuê tại đây giảm nhẹ: hạng A dao động từ 55 – 60 USDm², hạng B còn khoảng 30 USD/m²/tháng.

Theo dự báo của Savills Việt Nam, trong năm 2010 sẽ có khoảng 240.000m² văn phòng cho thuê các hạng được đưa vào sử dụng, trong đó có tới 60% nguồn cung mới này tập trung ở quận 1.

“Chợ” bán quần áo thời trang Saigon Square mới khai trương vào cuối năm 2009 trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) chưa mở cửa bán hàng trở lại đầy đủ, nhưng một số quầy đã treo biển cho thuê hoặc sang sạp. So với giá gốc, giá cho thuê lại cao hơn khoảng 3 triệu đồng/tháng. Tương tự, tầng 3 trung tâm thương mại An Đông Plaza mở khu bán sỉ và lẻ thời trang vào quý 3-2009, nay một số quầy đang tìm khách cho thuê chỗ bán hàng, với giá cho thuê trên dưới 1.000 USD/quầy.

Bà Phương, người có quầy ở Saigon Square nói lý do phải nhượng chỗ kinh doanh do “lượng khách đến mua sắm không đạt doanh thu như mong muốn”, nên phải thu gọn số điểm bán hàng. Đúng như bà Phương nói, từ sau tết sức mua có xu hướng giảm ở các siêu thị, cửa hàng, quầy sạp chợ. Thế nhưng giá mặt bằng cho thuê lại luôn “leo thang”.

Kết quả khảo sát của công ty CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE) về thị trường bất động sản bán lẻ cho thấy, hiện nay thị trường mặt bằng bán lẻ của TP.HCM có khoảng 493.000m² cho tất cả các loại hình. Giá thuê trong quý 1/2010 có chiều hướng tăng nhẹ. Trong đó, giá thuê cao nhất đạt mốc 220 USD/m2/tháng cho ki-ốt trong Diamond Plaza (quận 1). Dự báo, cả năm 2010, diện tích mặt bằng bán lẻ sẽ có thêm 127.700m2 sàn mới, chiếm gần 50% tổng nguồn cung mới sẽ nằm ở quận 1.

Cung lẫn cầu tăng mạnh

Theo dự báo từ các công ty kinh doanh bất động sản, đến năm 2013 tổng nguồn cung bán lẻ tại TP.HCM sẽ lên đến 740.000m2, tăng gấp ba lần so với hiện tại. Riêng năm 2010, bộ mặt của ngành bán lẻ thành phố sẽ có những thay đổi khi những trung tâm thương mại có diện tích lớn ra đời. Trong khi đó, nguồn cung mặt bằng bán lẻ khu vực ngoài trung tâm thành phố cũng sẽ tăng 50% trong năm 2010 và tăng gấp bảy lần trong năm 2013.

Công ty CBRE cho biết, từ nay đến năm 2013, hàng loạt dự án bất động sản có quy mô lớn dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động. Đơn cử: dự án Everich (đường 3-2, quận 11) có tổng diện tích 24.000m2 sẽ được khai trương trong quý 1-2010; dự án Vincom Center (đường Lê Thánh Tôn, quận 1) có tổng diện tích sàn lên đến 48.000m2 khánh thành ngày 30-4-2010...

Có ý kiến lo ngại rằng, với số lượng diện tích mặt bằng bán lẻ hoàn thành trong vòng ba năm tới, nguy cơ “bội thực” thị trường này là rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, nhu cầu thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm đang ở mức cao, đẩy giá cho thuê dù khá cao vẫn không còn chỗ trống. Chẳng hạn dự án Vincom Center (đường Lê Thánh Tôn, quận 1) do công ty Vincom JSC làm chủ đầu tư, dù tháng 4.2010 mới khai trương, song hiện đã có hơn 80% diện tích được khách hàng đăng ký thuê.

Đề cập đến vấn đề này, các nhà đầu tư cũng tỏ ra không lo lắng, vì với gần 9 triệu dân, TP.HCM được xếp vào nhóm đô thị lớn của thế giới. Theo một kết quả điều tra của các công ty chuyên quản lý bất động sản, 30% số người có thu nhập ổn định có nhu cầu mua sắm ở các trung tâm thương mại lớn. Do vậy các chuyên gia dự báo, mặt bằng phục vụ bán lẻ sẽ phát triển ổn định và là “gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, việc những nhà kinh doanh nước ngoài mở kênh phân phối tại Việt Nam sẽ tác động khá lớn đến giá cả mặt bằng bán lẻ.

Theo MINH THÀNH - Sài Gòn tiếp thị

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn

Đối với chung cư, thu, chi một đồng cũng phải có hóa đơn, kê khai thuế. Nhưng thực tế ở nhiều chung cư hiện như thế nào?

Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn

Ông Đinh Hồng Kỳ làm chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM

Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM, thay ông Lê Viết Hải - chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Hòa Bình.

Ông Đinh Hồng Kỳ làm chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM

Nhóm thanh niên hành hung phụ nữ dã man vì tranh chấp đất đai ngay giữa thủ đô

Chiều 23-5, mạng xã hội xuất hiện clip một nhóm nam thanh niên mang theo thang, lao vào nhà dân tại địa chỉ số 46, ngõ 180, đường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đánh đấm túi bụi vào một người phụ nữ.

Nhóm thanh niên hành hung phụ nữ dã man vì tranh chấp đất đai ngay giữa thủ đô

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Người dân đã mua nhà tại 17 dự án ở TP.HCM rơi vào tình trạng 'trắng' sổ hồng nhiều năm, cá biệt có không ít người dân mua nhà tại dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 (khu dân cư Dương Hồng) ở huyện Bình Chánh vẫn chưa có sổ hồng dù đã 20 năm.

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Tuyến kênh Tham Lương và metro 3A mở lối phát triển

Sự đồng bộ về quy hoạch và tốc độ hoàn thiện hạ tầng không chỉ rút ngắn thời gian kết nối trung tâm thành phố, mà còn nâng cao giá trị bất động sản khu vực.

Tuyến kênh Tham Lương và metro 3A mở lối phát triển

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đối mặt với những tác động ngắn hạn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, song các chủ đầu tư đang nỗ lực "xoay trục" để giữ vững vai trò là điểm sáng trong thu hút FDI.

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar