21/11/2024 19:00 GMT+7

Giá thực phẩm leo thang - Thách thức đối với kinh tế Nga

Giá hàng hóa tăng vọt ở Nga đang là mối lo ngại ngày càng tăng đối với người tiêu dùng Nga và cả Điện Kremlin.

Người dân Nga mua rau củ ở chợ - Ảnh: afp.com

Theo hãng tin Bloomberg, người dân Nga đang phải đối mặt với tình trạng giá lương thực tăng vọt. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) công bố ngày 14-11-2024, 1kg khoai tây đã tăng giá ít nhất 73% so với đầu năm, trong khi giá bơ tăng hơn 30%.

Hai sản phẩm này đứng đầu danh sách do Rosstat tổng hợp, với các loại rau như hành tây và củ cải đường tăng hơn 20%, sữa chua, sữa, bánh mì và cá đều tăng từ 12% -15% so với mức năm 2023.

Giá cả tăng - mà các nhà phân tích cho rằng một phần là do ảnh hưởng của xung đột với Ukraine - đang gây áp lực lên ngân sách hộ gia đình. Bà Tatyana, 72 tuổi ở thành phố Kirov, chi khoảng 2/3 tiền lương hưu của mình mua thực phẩm, tăng so với mức khoảng một nửa (tiền lương hưu) trước đây. Bà đã phải ngừng mua những sản phẩm đắt tiền như trái cây ngoại, và lần đầu tiên kể từ thời điểm sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào đầu năm 2022, bà Tatyana không thể mua món trứng cá đỏ truyền thống vào dịp năm mới.

Người dân Nga phải đối phó với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay. Các quan chức từ Bộ Nông nghiệp cho đến Văn phòng Tổng công tố đều lo ngại về việc làm thế nào để kiểm soát giá cả. Ngân hàng trung ương Nga có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra câu trả lời sau khi đã tăng lãi suất cơ bản lên mức cao kỷ lục 21% vào tháng trước. Ngân hàng trung ương Nga dự tính lạm phát trong năm 2024 sẽ ở mức 8-8,5%.

Theo bà Tatyana, tại các cửa hàng ở Kirov, cách Moskva khoảng 1.000 km về phía Đông Bắc, tình hình khó khăn hơn nhiều. Bà Tatyana cho biết các mặt hàng thiết yếu như sữa, bơ, trứng và bánh mì đắt ít nhất gấp đôi năm ngoái.

Tổng công tố Nga Igor Krasnov đã khởi xướng một cuộc điều tra về việc các nhà sản xuất sữa tăng giá và cam kết sẽ có phản ứng. Thủ tướng Mikhail Mishustin đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp đảm bảo có đủ trái cây và rau quả, trong khi Phó Thủ tướng Dmitry Patrushev yêu cầu giám sát hàng ngày thị trường thực phẩm và đưa ra các biện pháp để ổn định tình hình.

Việc tăng chi phí vay của Ngân hàng Trung ương Nga đang tác động nhẹ đến lạm phát - tốc độ tăng giá hàng năm giảm xuống 8,54% trong tháng 9/2024 - song khả năng sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát giá thực phẩm còn hạn chế. Dữ liệu của Rosstat cho thấy lạm phát thực phẩm vẫn ở mức trên 9% trong tháng 10-2024.

Bộ trưởng Nông nghiệp Oksana Lut ước tính tình trạng thiếu lao động ở nông trại lên tới 200.000 người. Thêm vào đó, thời tiết biến động ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch, trong khi đồng ruble yếu hơn và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng truyền thống do các lệnh trừng phạt đã khiến một số sản phẩm nhập khẩu trở nên khan hiếm và đắt đỏ.

Nhà kinh tế Sofya Donets tại T-Investments cho biết, để kìm cương lạm phát, cần hạ nhiệt nền kinh tế, tức là phải sa thải nhân viên, cắt giảm kế hoạch kinh doanh, tăng trưởng thu nhập chậm lại. Ngân hàng trung ương Nga hiện đang đi theo con đường này. Bà Sofya Donets cho rằng, năm tới, nhu cầu về tất cả các loại hàng hóa, trong đó có thực phẩm, sẽ giảm dần.

Chuyên gia kinh tế người Nga Alex Iskov cho rằng giá hàng hóa tăng vọt ở Nga đang là mối lo ngại ngày càng tăng đối với người tiêu dùng Nga và cả Điện Kremlin. Có ba nguyên nhân đằng sau tình trạng tăng vọt này. Một đợt rét đậm và hạn hán đã làm giảm sản lượng nông nghiệp. Tình trạng thiếu lao động trên diện rộng đang đẩy chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng lên cao hơn, trong khi các biện pháp trừng phạt tài chính đang làm tăng chi phí nhập khẩu thiết bị và hạt giống cho các nhà sản xuất Nga.

Nga sẽ dựa vào hai cách tiếp cận để xoa dịu lạm phát trong nước: giữ lãi suất chính sách ở mức trên 20% để hạ nhiệt nhu cầu và tăng cường nhập khẩu để ổn định thị trường.

Tại cuộc họp về giá thực phẩm trong tháng này, Bộ Nông nghiệp Nga cùng các cơ quan khác đã khuyến nghị các nhà sản xuất thực phẩm và chuỗi bán lẻ giảm giá đối với một số loại hàng hóa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại; Hào quang của Cannes lu mờ

Điểm tin 18h, ngày 24-5-2025: Nghẹt thở giải cứu người nước ngoài định nhảy cầu Thuận Phước giữa khuya; Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai...

Điểm tin 18h: Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại; Hào quang của Cannes lu mờ

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức ngày hội trải nghiệm và hội nhập

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột (BMU) tổ chức nhiều hoạt động tại ngày hội trải nghiệm và hội nhập, thu hút hàng ngàn học sinh và sinh viên.

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức ngày hội trải nghiệm và hội nhập

Chi hội Báo Thái Nguyên: Nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ ‘vừa hồng vừa chuyên’

Với 55 hội viên, Chi hội Nhà báo Báo Thái Nguyên không chỉ là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và các hoạt động của báo, mà còn tham gia tích cực, hiệu quả, sáng tạo, đóng góp vào thành tích của các cấp hội nhà báo.

Chi hội Báo Thái Nguyên: Nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ ‘vừa hồng vừa chuyên’

PC Đà Nẵng diễn tập xử lý sự cố sau siêu bão đổ bộ

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) vừa tổ chức diễn tập xử lý sự cố phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2025 trên lưới điện trung thế tại quận Thanh Khê.

PC Đà Nẵng diễn tập xử lý sự cố sau siêu bão đổ bộ

Điểm tin 8h: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Điểm tin 8h ngày 24-5: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại VN; Lần đầu tiên mở ngành học kinh tế đất đai; Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Điểm tin 8h: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ

16 tổ chức đại diện cho người tiêu dùng châu Âu mới đây đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản đối chính sách phí hành lý của bảy hãng hàng không giá rẻ.

Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar