17/09/2011 07:27 GMT+7

Gia đình Bông Sen

* Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen có tiền thân là Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc Bông Sen, vốn được sáp nhập từ hai đơn v
* Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen có tiền thân là Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc Bông Sen, vốn được sáp nhập từ hai đơn v

TT - Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen TP.HCM sẽ chính thức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1961-2011) bằng hai chương trình biểu diễn nghệ thuật với tên gọi Sen (tối 17-9) và Bông sen giữa lòng thành phố (tối 18-9) tại Nhà hát TP.HCM.

Read this on Tuoitrenews.vn

Phóng to

“Gia đình Bông Sen”, từ trái qua: NSƯT Vương Linh, Đặng Hùng và Linh Nga trong buổi tập sáng 16-9 - Ảnh: Thuận Thắng

Góp phần sáng tạo và biểu diễn trong hầu hết các tiết mục của hai đêm diễn quan trọng này là một gia đình nổi tiếng: NSƯT Đặng Hùng, NSƯT Vương Linh, nghệ sĩ múa Linh Nga. Những giọt mồ hôi của họ đã đổ xuống sàn tập trong gần nửa năm qua sẽ tích lại thành hai giờ biểu diễn trên sân khấu.

NSƯT Đặng Hùng vừa nhậm chức giám đốc Nhà hát Bông Sen được ba tháng, đánh dấu chặng đường 23 năm gắn bó với nhà hát qua các vị trí: diễn viên múa, đội trưởng đội múa, chủ tịch công đoàn, đoàn trưởng, phó giám đốc, bí thư chi bộ. Ngày mới về, anh cùng vợ là NSƯT Vương Linh là cặp đôi múa chính trong hầu hết chương trình biểu diễn của nhà hát. Con gái Linh Nga của họ khi đó vừa tròn 2 tuổi. Những chuyến lưu diễn dài ngày rong ruổi trên chiếc xe ca là kỷ niệm trọn vẹn nhất của cả gia đình: bố mẹ biểu diễn trên sân khấu, con gái ngủ trên võng trong xe hoặc sau cánh gà, giữa tiếng nhạc, tiếng vỗ tay và cả những lời ru mướt mồ hôi của mẹ sau những giờ tập luyện.

Dần dần ánh đèn sân khấu đã trở thành một phần cuộc sống của cô bé Linh Nga, âm nhạc và những động tác mê hoặc trên sàn tập cũng trở thành đam mê của cô. Linh Nga không tự chọn múa, nhưng những giọt mồ hôi và nụ cười hạnh phúc của bố mẹ khi múa đã tự nhiên đưa cô trở thành một cuộc đời nối dài của họ.

Bây giờ cả gia đình đã trở thành đồng nghiệp của nhau trong một nhà hát. Bố mỗi ngày đi làm giờ hành chính để giải quyết những công việc của một vị thủ trưởng, lên ý tưởng cho những chương trình. Mẹ thì biên đạo cho từng tiết mục, thiết kế trang phục biểu diễn. Con thổi hồn vào từng động tác trên sàn tập, trên sân khấu. Tối về, cả nhà lại cùng nhau dạy múa cho những cô bé, cậu bé đang chập chững những động tác đầu tiên của lớp múa Những Ngôi Sao Nhỏ của nhà hát.

Vị tân giám đốc vẫn thường gọi nhà hát mình là gia đình Bông Sen, bởi ở đó ngoài vợ và con gái, còn có em vợ là nhạc công kiêm phụ trách ánh sáng, cháu trai là nghệ sĩ đàn nhị nhỏ tuổi, cháu gái là diễn viên múa nhí trong đội múa Những Ngôi Sao Nhỏ, và phần lớn diễn viên trong nhà hát là những học trò mà anh đã dạy từ hồi họ 5, 6 tuổi. Những tình cảm và tâm huyết với nhà hát cũng theo năm tháng và những kỷ niệm mà xếp đầy lên trong lòng mỗi thành viên của gia đình đặc biệt này.

Chứng kiến một buổi tập luyện vất vả để chuẩn bị cho đêm diễn quan trọng, mới cảm nhận được rất rõ niềm đam mê lớn mà họ đang chia sẻ cùng nhau. Một ngày sẽ trôi qua trọn vẹn nếu cả nhà cùng hoàn thành những công việc của nhà hát, ôn lại những niềm vui hay tai nạn nghề nghiệp khó tránh khỏi, rồi lại nghĩ xem ngày mai, ngày mốt sẽ tập tiếp những tiết mục nào, đi diễn ở đâu...

* Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen có tiền thân là Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc Bông Sen, vốn được sáp nhập từ hai đơn vị: Đoàn Ca múa nhân dân miền Nam và Đoàn múa hát Giải Phóng. Trải qua 50 năm phát triển, nhà hát là cái nôi nuôi dưỡng tài năng của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng: nhạc sĩ Hoàng Việt, nghệ sĩ Trần Hữu Trang, nhạc sĩ Vĩnh Bảo, NSND Quốc Hương; các NSƯT Tô Lan Phương, Quang Lý, Ánh Tuyết, Đặng Hùng, Vương Linh...

* Sen (tối 17-9) gồm các tiết mục ca múa do NSƯT Đặng Hùng, Vương Linh và Linh Nga dàn dựng: Sen, Giấc mơ trưa, Gọi mưa, Sen hồng, Mùa xuân trên tháp, Gánh hàng hoa, Vũ hội xuân...; độc tấu đàn nhị Đồng thoại, hát múa Tình đất phương Nam, Dòng sông linh thiêng, hòa tấu bộ gõ Trống Việt... Còn Đêm Bông sen giữa lòng thành phố (tối 18-9) tập hợp nhiều tiết mục biểu diễn của các thế hệ nghệ sĩ đã và đang gắn bó tại nhà hát: Tình ca (NSƯT Quang Lý), Bài ca không quên (Cẩm Vân), Câu hát bông sen (NSƯT Tô Lan Phương), Nắng gió phương Nam (NSƯT Nhất Sinh), múa Sen (Linh Nga), độc tấu sáo Hoa nắng (Đinh Nhật Minh), độc tấu đàn nhị Về quê (Long Phi)... Chương trình do NSƯT Đặng Hùng làm tổng đạo diễn.

* Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen có tiền thân là Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc Bông Sen, vốn được sáp nhập từ hai đơn v

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar