26/11/2022 17:11 GMT+7

Giá điện tại Mỹ tăng cao gấp ba, Hàn Quốc cao gấp đôi giá điện Việt Nam

N.AN
N.AN

TTO - Khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine khiến giá điện ở nhiều nước như Mỹ, EU và châu Á tăng cao trong năm qua, với mức giá gấp đôi, gấp ba giá điện của Việt Nam.

Giá điện tại Mỹ tăng cao gấp ba, Hàn Quốc cao gấp đôi giá điện Việt Nam - Ảnh 1.

Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến việc cung cấp nguồn khí đốt cho nhiều nước bị ảnh hưởng - Ảnh: AP

Theo thông tin vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liệt kê, giá điện ở nhiều nước tăng cao. Theo đó, dữ liệu của Ember cho hay tại nhiều nước châu Âu, giá bán buôn điện trung bình những tháng cuối năm giảm nhưng vẫn cao hơn đầu năm. Chưa có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng đã lắng xuống.

Cụ thể, giá điện bán buôn trung bình vào tháng 10-2022 tại Ý là 211,2 Eur/MWh (tương đương 5.714 đồng/kWh); tại Pháp là 178,9 Eur/MWh (tương đương 4.847 đồng/kWh); tại Đức là 157,8 Eur/MWh (tương đương 4.278 đồng/kWh); tại Anh là 136,60 Eur/MWh (khoảng 3.710 đồng/kWh)

Còn tại Mỹ, theo trang tin trực tuyến Vaultelectricity, nhiều bang có mức giá tăng cao, trong đó có bang tăng hơn 27,47 USD/kWh (tương đương 6.810 đồng/kWh). Người tiêu dùng Mỹ đối mặt với hóa đơn tiền điện tăng là do giá khí đốt tự nhiên biến động, thời tiết khắc nghiệt.

Đối với một số nước ở châu Á cũng đang đối diện tình trạng giá điện tăng cao. Như tại Nhật Bản, cuối tháng 10 Chính phủ nước này công bố kế hoạch giảm gánh nặng hóa đơn tiền điện, khí đốt và chi phí xăng dầu tổng cộng khoảng 45.000 yen cho mỗi hộ gia đình, áp dụng từ tháng 1 đến tháng 9 năm sau.

Giá điện tính theo bậc thang áp dụng tại nước này gồm: sử dụng mức dưới 120kWh có giá là 19,88 yen (tương đương 3.530 đồng/kWh); dùng từ mức 121kWh đến 300kWh có giá 26,46 yen (tương đương 4.700 đồng/kWh); và dùng trên 301kWh sẽ có giá 30,57 yen (tương đương 5.425 đồng/kWh).

Tại Thái Lan, giá điện đã tăng 4,72 baht (tương đương 3.273 đồng/kWh) từ tháng 9-2022. Lý do chính của sự gia tăng là do nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các thị trường giao ngay để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng từ vịnh Thái Lan.

Tại Hàn Quốc, giá bán buôn điện đạt mức cao nhất vào tháng 9-2022 do giá khí đốt quốc tế tăng mạnh. Theo Korea Power Exchange, giá biên hệ thống (SMP) mà Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) trả cho các nhà máy điện đã tăng lên mức cao kỷ lục là 228,96 won (tương đương 4.287 đồng/kWh) cho nội địa.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, theo trang tin Globalpetrolprices, giá điện cho hộ gia đình áp dụng từ tháng 3-2022 là 0,546 NDT (tương đương 1.909 đồng/kWh), cho kinh doanh là 0,634 NDT (tương đương 2.217 đồng/kWh).

Giá sử dụng điện cho ngành công nghiệp ở Bắc Kinh được báo cáo là 0,800 NDT (tương đương 2.780 đồng/kWh) vào tháng 10-2022. Con số này giảm so với con số trước đó là 0,810 NDT (tương đương 2.832 đồng)/kWh vào tháng 9-2022.

Tại Việt Nam, giá điện hiện nay đang duy trì ở mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT). Giá điện đã được giữ ổn định kể từ tháng 3-2019 đến nay.

Cũng giống như các nước, chi phí sản điện của Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động của tình hình thế giới khi giá nhiên liệu tăng cao. Thông tin từ EVN, giá thành sản xuất kinh doanh điện của nửa đầu năm 2022 liên tục tăng do áp lực tăng chi phí nguyên liệu đầu vào.

Tại hội thảo diễn ra hồi tháng 9 do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức, ông Ngô Sơn Hải, phó tổng giám đốc EVN, cho hay 8 tháng đầu năm 2022 tình hình sản xuất kinh doanh của EVN gặp rất nhiều khó khăn vì giá thành khâu phát điện (chiếm tỉ trọng rất lớn đến 82,45% trong giá thành điện thương phẩm), tăng quá cao do giá nhiên liệu và các chi phí đầu vào tăng mạnh.

Đơn cử như giá than nhập thế giới tháng 8 trung bình 417,4 USD/tấn, tăng 3,48 lần so với kế hoạch năm. Do đó, ông kiến nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân một cách kịp thời theo đúng quy định của quyết định số 24 của Thủ tướng.

Cập nhật phương án giá bán lẻ điện bình quân vào hồi tháng 6 báo cáo các cấp, EVN cho hay các thông số đầu vào đều tăng mạnh, khiến cho giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 đã bao gồm các khâu và khoản chênh lệch tỉ giá là 2.091,23 đồng/kWh, tăng 12,16% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành. Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân không bao gồm khoản chênh lệch tỉ giá là khoảng 2.044,81 đồng/kWh, tăng 9,67% so với giá bán lẻ bình quân hiện hành.

Căng thẳng giá điện ở Đức

TTO - Hơn một thập niên qua, Đức vẫn luôn là một trong những nước có giá điện cao nhất thế giới. Nhưng kể từ đầu năm 2022 giá điện đã "tăng tốc" mạnh hơn khiến rất nhiều người lo lắng.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu việc Chính phủ bảo lãnh khoản vay mua máy bay của Vietnam Airlines

Thường trực Chính phủ giao bộ trưởng Bộ Tài chính làm việc với các cơ quan liên quan, nghiên cứu kỹ và đề xuất phương án xử lý kiến nghị của Vietnam Airlines về việc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay mua máy bay của hãng này.

Nghiên cứu việc Chính phủ bảo lãnh khoản vay mua máy bay của Vietnam Airlines

Chống buôn lậu, hàng giả 19-5: Kiểm tra ngay khi có tố giác hàng giả; Làm rõ quảng cáo Nestlé Milo

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn trong phiên họp thứ nhất Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 19-5: Kiểm tra ngay khi có tố giác hàng giả; Làm rõ quảng cáo Nestlé Milo

Một doanh nghiệp dệt may gần 40 năm tuổi ngừng gia công, chìm trong khó khăn

Sau nhiều năm loay hoay với các đơn hàng gia công nhỏ lẻ, Legamex buộc phải tạm ngừng gia công để cắt lỗ.

Một doanh nghiệp dệt may gần 40 năm tuổi ngừng gia công, chìm trong khó khăn

'Đại gia' bảo hiểm lãnh phạt do chây ì bồi thường

Bảo hiểm Hàng không VNI (tên mới DBV) vừa bị phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động kinh doanh.

'Đại gia' bảo hiểm lãnh phạt do chây ì bồi thường

Từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào Nhơn Trạch bị tính phí 2 lần, sao đi ít trả nhiều?

Bài viết về tài xế đi từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị thu phí chồng phí khi rẽ vào Nhơn Trạch nhận nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào Nhơn Trạch bị tính phí 2 lần, sao đi ít trả nhiều?

Thủ tướng yêu cầu phải đưa Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia vào hoạt động dịp 2-9

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu như vậy sau khi đi kiểm tra tiến độ Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) trưa 19-5.

Thủ tướng yêu cầu phải đưa Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia vào hoạt động dịp 2-9
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar