17/11/2022 10:30 GMT+7

Giá đầu vào tăng, khó kềm giá bán

NGUYỄN TRÍ
NGUYỄN TRÍ

TTO - Chi phí sản xuất tăng mạnh, đặc biệt chịu thêm thiệt hại kéo dài từ tỉ giá USD, nhiều doanh nghiệp bước vào giai đoạn sản xuất cuối năm với áp lực lớn, buộc tăng giá bán các mặt hàng thiết yếu do giá đầu vào tăng mạnh.

Giá đầu vào tăng, khó kềm giá bán - Ảnh 1.

Chị Lan, tiểu thương ở TP.HCM, cho biết thời gian này đã nhập nhiều bánh mứt, đồ khô để chuẩn bị bán Tết, giá nhập hàng vào có tăng khoảng 10.000 đồng/kg/món - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một hệ thống siêu thị cho biết đang đau đầu khi nhiều mặt hàng nhập khẩu phải ký hợp đồng mới với mức giá tăng cao do ảnh hưởng bởi tỉ giá, đặc biệt chủng loại có lượng nhập lớn như trái cây, thịt gia súc, gia cầm.

"Thông thường siêu thị sẽ trả tiền trước để nhập khẩu. Vì vậy, với trường hợp nhiều đối tác đã tăng giá bán, và ảnh hưởng từ tỉ giá, đơn vị sẽ phải tốn thêm một khoản khi ký hợp đồng cho đơn hàng năm tới. Nếu không tìm được giá nhập tốt, giá bán nhiều mặt hàng trong năm tới có thể tăng", vị này nói.

Ngoài việc tăng tỉ lệ nguồn hàng trong nước, ông Trần Văn Trường - tổng giám đốc Công ty hải sản Hoàng Gia (TP.HCM) - cho biết sẽ phải xem xét tăng giá nếu giá nhập neo cao kéo dài. "Với khoảng 70% sản phẩm là hàng nhập khẩu trực tiếp, thanh toán hầu hết bằng USD nên đơn vị đang phải trả thêm một khoản lớn do tỉ giá USD tăng", ông Trường cho biết.

Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất đã liên tục đề xuất tăng giá bán. Cụ thể, đại diện một siêu thị tại TP.HCM cho biết dù tìm nhiều giải pháp kìm giá nhưng mới đây vẫn có hơn 30 nhà cung cấp đề xuất tăng giá bán, trong đó 90% thuộc nhóm hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm với mức đề xuất tăng phổ biến từ 5-25%.

"Đơn vị đã cho tăng giá bán đối với một số mặt hàng, còn lại hơn 80% mặt hàng được nhà cung cấp đề xuất tăng giá từ tháng 10 và 11-2022 như hàng gia vị, nước mắm, bún, phở khô... hiện chưa được siêu thị chấp thuận", vị này thông tin.

Tuy vậy, vị này thừa nhận những sản phẩm đang được giữ giá chủ yếu nhờ hàng dự trữ, còn với đơn hàng mới, khả năng 90% phải theo giá bán được nhà cung cấp đề xuất, bởi nếu không thì nguy cơ sẽ thiếu hàng bán.

Đại diện siêu thị Emart cũng cho biết dù cố gắng kìm giá thời gian qua nhưng đơn vị gặp áp lực khi nhiều nhà cung cấp đã và đang đề xuất tăng giá bán hàng thiết yếu với lý do "đầu vào tăng".

Trao đổi với Tuổi Trẻ mới đây, ông Trương Tiến Dũng, phó chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, cho rằng doanh nghiệp đề xuất tăng giá bán mùa cuối năm là hợp lý.

Bởi so với cùng kỳ năm ngoái, giá thành sản xuất nhiều mặt hàng thực phẩm đã tăng 10-30%, thậm chí giá nhiều nguyên liệu thủy hải sản trong nước gần như tăng gấp đôi.

Trừ số ít doanh nghiệp lớn trữ được nguồn nguyên liệu từ sớm và đã sản xuất lượng lớn hàng, nhiều doanh nghiệp khác đang tổ chức sản xuất hàng cho mùa cuối năm với nhiều áp lực. "Giá nguyên và nhiên liệu đều tăng, lương lao động, lãi suất ngân hàng tăng... 

Do đó, dù sức mua còn hên xui nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể phải cho tăng giá bán sản phẩm, ít nhất cũng phải 5-10% so với Tết năm ngoái", ông Dũng nhận định.

Doanh nghiệp bình ổn mong được tăng giá

Với những khó khăn do giá cả đầu vào tăng, nhiều doanh nghiệp buộc phải thay đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm, đặc biệt là quà tặng Tết theo hướng tăng cường mặt hàng bình dân, thiết thực, và giảm hàng giá cao, xa xỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn của TP cho biết đang đề xuất cơ quan chức năng xem xét cho doanh nghiệp được tăng giá, bởi nhiều mặt hàng như trứng, đường, sữa, gạo... có mức tăng giá khiêm tốn so với ngoài chương trình, thậm chí không tăng.

"Nếu giá bán như hiện nay kéo dài, nhiều doanh nghiệp sẽ chịu đựng không nổi, có thể tìm cách giảm nguồn cung", một doanh nghiệp cho biết.

Doanh nghiệp vào mùa hàng Tết

TTO - Nhiều doanh nghiệp cam kết sẽ đưa ra giá bán bình ổn, thậm chí tăng khuyến mãi đối với thịt heo, thực phẩm chế biến từ thịt dịp cuối năm. Ngược lại, một số mặt hàng như trứng, đường, dầu ăn, hải sản ngoại nhập... lại lo giá tăng.

NGUYỄN TRÍ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Tại dự luật trình Quốc hội sửa 7 luật về lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, Chính phủ đã đề xuất mở rộng chỉ định thầu, tăng các ưu đãi đầu tư, thuế.

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên có phiên đàm phán trực tiếp cấp bộ trưởng với Trưởng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer.

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Từ 4h sáng 17-5, Vietnam Airlines chính thức chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa từ nhà ga T1 sang nhà ga hành khách T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ngoại trừ một số đường bay ngắn đi Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau.

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh

Đơn giản hóa ưu đãi thuế, xây dựng hạ tầng nghiên cứu chuyên sâu hay phát triển các công cụ tài chính mới cho tài sản vô hình... là những cấu phần thiết yếu nếu Việt Nam muốn cạnh tranh trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, theo các doanh nghiệp.

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh

ASEAN đừng quên thương mại nội khối

Dù mức thuế quan cao của Mỹ đang được hoãn áp dụng trong 90 ngày, nền kinh tế khu vực ASEAN được dự báo sẽ gặp nhiều biến động tiêu cực trong năm nay. ASEAN được khuyên tích cực đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường đối thoại nội khối.

ASEAN đừng quên thương mại nội khối

Tin tức sáng 17-5: Lãi ngành điện tăng vọt; Báo động người trẻ Việt ghiền nước ngọt

Tin tức đáng chú ý: Lãi 'đại gia' ngành điện, bất động sản tăng vọt, dầu khí 'tụt dốc'; Báo động người trẻ Việt ghiền nước ngọt, lười vận động; TP.HCM thu hồi mỹ phẩm quảng cáo 'lố', thay đổi công thức...

Tin tức sáng 17-5: Lãi ngành điện tăng vọt; Báo động người trẻ Việt ghiền nước ngọt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar