03/12/2014 11:11 GMT+7

​Giá dầu thấp: lợi hay hại?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Sự trượt dốc của giá dầu có thể ảnh hưởng đến một số quốc gia xuất khẩu dầu, nhưng nhìn chung sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.

Đường cung cấp khí đốt khổng lồ South Stream đã bị tạm ngừng - Ảnh: AFP

Đó là khẳng định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). 

“Sẽ có người thắng kẻ thua, nhưng cơ bản đây là tin tốt cho nền kinh tế toàn cầu” - AFP dẫn lời phát biểu đầu tiên của bà tổng giám đốc IMF Christine Lagarde kể từ khi giá dầu rớt 18% hồi tháng trước. Giá dầu mỏ giảm đến 30% kể từ tháng 6 và mất đến 10 USD/thùng tuần qua, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết không giảm sản lượng.

Giá dầu trồi sụt trong hai ngày qua, giảm còn 68,5 USD/thùng ngày 2-12 sau khi hồi phục nhẹ trước đó một ngày. Giá dầu Brent tuột về mốc 72 USD/thùng.

Ngày 1-12, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã tăng trở lại từ mức thấp kỷ lục trong năm năm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ vào khoảng 69 USD/thùng và dầu Brent bán với giá 72,54 USD/thùng.

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định diễn biến mới chỉ là sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật của thị trường sau cú sốc tuần trước, khi thị trường cho rằng mức giảm vừa qua đủ để thể hiện sự thất vọng đối với quyết định của OPEC.

Tin tốt

Theo lãnh đạo IMF, giá dầu giảm mạnh sẽ là đòn đau cho các nhà sản xuất và xuất khẩu nhưng lại giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm bớt chi phí năng lượng.

“Nếu giá dầu giảm 30%, nó sẽ giúp cộng thêm 0,8% vào tăng trưởng của nền kinh tế phát triển bởi tất cả họ đều nhập khẩu dầu” - bà Lagarde phân tích.

Giá năng lượng thấp dự kiến giúp Mỹ tăng trưởng 3,5% trong năm sau, tăng mạnh so với dự đoán 3,1% trước đó. Nó cũng sẽ thắp lên hi vọng cho châu Âu, Nhật và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc vượt qua giai đoạn trì trệ của kinh tế.

Dù vậy, giá dầu chỉ thật sự có lợi nếu các nước biết tận dụng. “Giá năng lượng ảnh hưởng đến giá hàng hóa và dịch vụ, nếu chúng giảm cũng sẽ làm gia tăng giảm phát và các căn bệnh kèm theo đó” - nhà kinh tế chính trị Will Hutton cảnh báo trên tờ Guardian.

Trước đó, báo cáo của IMF nhận định nền kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với những thách thức khu vực, nhất là sự tăng trưởng quá chậm của châu Âu.

Tuy nhiên lãnh đạo IMF cũng cảnh báo giá dầu giảm sẽ làm suy yếu kinh tế các nước xuất khẩu như Nga, Iran, Venezuela hay Nigeria. “Tôi nghĩ cần theo dõi những nước bị ảnh hưởng mạnh bởi sự sụt giảm giá dầu. Venezuela rõ ràng là nước sẽ gặp khó khăn” - bà Lagarde nói.

Dầu thô chiếm đến 96% giá trị xuất khẩu của Venezuela và sự mất giá đã khiến nước này lao đao. Bà cũng cảnh báo các nước Trung Đông nên sẵn sàng cho thâm hụt tài chính và cho biết IMF sẽ giúp các nước xuất khẩu dầu mỏ nhỏ.

Nguy cơ khủng hoảng

Các chuyên gia không loại trừ khả năng giá dầu sẽ giảm xuống dưới 40 USD/thùng.

Trong khi đó, những quốc gia sản xuất dầu mỏ đã quen với mức giá khoảng 100 USD/thùng nên không đa dạng hóa nền kinh tế, hoặc thực hiện quá trình này quá chậm chạp. Nếu sự trượt dốc của dầu thô kéo dài, những nước này và sau đó là cả thế giới có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng chính trị và xã hội nghiêm trọng.

Giá đồng rúp của Nga sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục khiến mối lo ngại về nền kinh tế Nga leo thang. Ngày 1-12 đồng rúp giảm tới 4% so với đồng USD, hiện ở mức 1 USD đổi được 52 rúp, thấp kỷ lục kể từ năm 1998.

Matxcơva thiệt hại 140 tỉ USD/năm do giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Bộ Kinh tế Nga cảnh báo kinh tế nước này sẽ suy thoái trong năm 2015 với tăng trưởng âm 0,8% thay vì 1,2% như dự báo trước đó.

Theo báo Wall Street Journal, các nhà đầu tư từ trước đã lo ngại về sự gia tăng chi phí sản xuất dầu và việc giảm giá “vàng đen” có thể sẽ làm chậm lại hàng loạt dự án lớn trên toàn cầu.

Những khu vực chịu thiệt hại nhiều nhất sẽ là châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Các nhà sản xuất dầu và khí đốt hàng đầu thế giới mới đây đã bắt đầu lên kế hoạch siết chặt chi phí trong năm sau.

Nga ngừng xây đường ống khí đốt cho châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa bất ngờ tuyên bố gác lại dự án đường ống cung cấp khí đốt South Stream trị giá hàng tỉ USD sang châu Âu. Lý do: Liên minh châu Âu (EU) đã gây cản trở việc xây dựng đường ống tại Bulgaria.

Hôm qua, các hãng tin Nga dẫn lời giám đốc điều hành tập đoàn khí đốt thuộc sở hữu nhà nước Gazprom là Alexei Miller: “Vậy đó, dự án đã khép lại”.

Cho đến nay, Gazprom đã đầu tư gần 4,7 tỉ USD vào dự án South Stream. Một số ước tính cho biết tổng chi phí xây dựng dự án có thể lên đến 20 tỉ USD.

Theo AFP, đường ống South Stream sẽ dẫn khí đốt (ở mức 63 tỉ m3/năm) đi qua vùng lãnh hải của Thổ Nhĩ Kỳ ở biển Đen và bán đảo Balkan, xuyên qua Bulgaria, Serbia, Hungary và Slovenia đến Áo để kết nối với mạng lưới đường ống dẫn khí của châu Âu.

Theo BBC, phần đường ống trên đất liền đã bắt đầu tại Bulgaria vào tháng 10-2013 trước khi bị hoãn lại vào tháng 6 vừa qua. Trước áp lực lớn từ EU và Mỹ, Bulgaria đã quay lưng với dự án South Stream mà trước đây từng ủng hộ hết mình.

Trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1-12, ông Putin tiết lộ Matxcơva sẽ chọn nước này làm đối tác ưu tiên cho một đường ống dẫn khí đốt thay thế dự án South Stream, cam kết giảm giá khí đốt và cho rằng trong tương lai Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng vai trò quan trọng như là một trung tâm khí đốt. Ngoài ra ông cũng nói rõ rằng phần khí đốt không chuyển được cho châu Âu sẽ được chuyển hướng sang châu Á.

ANH THƯ

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar