26/03/2024 16:08 GMT+7

Giả danh giảng viên, lừa tiền thí sinh thi năng khiếu

Công an Thừa Thiên Huế đang làm rõ thông tin có người giả danh là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Huế để lừa tiền thí sinh chuẩn bị dự thi năng khiếu vào trường.

Ngày 26-3, đại diện Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) cho biết đã gửi thông tin tố giác tội phạm lên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, để làm rõ việc có người giả danh giảng viên của trường để lừa tiền học sinh.

Theo thông tin ban đầu, trước đó Trường đại học Sư phạm Huế ra thông báo về thời gian đăng ký thi năng khiếu tuyển sinh vào ngành giáo dục mầm non và ngành sư phạm âm nhạc của trường năm 2024.

Sau khi thông báo này được ban hành, một số người đã mạo danh cán bộ, giảng viên của nhà trường để đăng thông tin lừa đào thí sinh, phụ huynh có nhu cầu thi vào các ngành trên.

Nhóm này đã lập một trang mạng xã hội giả danh là trang đăng tải thông tin của Trường đại học Sư phạm Huế. Trên trang này, nhóm người trên "thông báo" hệ thống đăng ký thi năng khiếu tuyển sinh vào các ngành trên năm 2024 của trường đã hết hạn. 

Thí sinh muốn đăng ký thi thì phải liên hệ trực tiếp với nhóm thông qua số điện thoại hoặc chat. Mỗi trường hợp muốn đăng ký phải nộp cho nhóm 500.000 đồng "lệ phí".

Đại diện Trường đại học Sư phạm Huế cho biết trường chưa nhận hồ sơ đăng ký cũng như lệ phí thi năng khiếu của kỳ tuyển sinh năm 2024. Thông báo về thời gian đăng ký và thi năng khiếu liên quan tuyển sinh vào ngành giáo dục mầm non và ngành sư phạm âm nhạc của trường được đăng tải công khai, chính thống trên cổng thông tin của trường.

"Hạn thu hồ sơ tuyển sinh của trường là vào ngày 1-4, chứ chưa hết hạn như những thông tin được đăng tải. Hiện nay trường đã tiếp nhận khoảng 3 phản ánh của thí sinh về việc mạo danh, lừa đảo này và đã chuyển thông tin cho phía công an", đại diện Trường đại học Sư phạm Huế nói.

Cảnh báo chiêu trò mạo danh các doanh nghiệp, thương hiệu uy tín để lừa đảo

Thời gian gần đây, tình trạng mạo danh các thương hiệu, doanh nghiệp uy tín để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên các nền tảng mạng xã hội xảy ra khá phổ biến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar