24/11/2022 13:50 GMT+7

Ghép tế bào gốc từ cha mẹ, anh chị em ruột: Tỉ lệ bệnh nhân ung thư máu sống trên 5 năm lên tới 50%

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Đối với những bệnh nhân ung thư máu, nếu điều trị hóa trị liệu đơn thuần thì thời gian sống đến 5 năm khoảng 20-30%. Nhưng với phương pháp điều trị ghép tế bào gốc máu đồng loài, tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên tới 50%.

Ghép tế bào gốc từ cha mẹ, anh chị em ruột: Tỉ lệ bệnh nhân ung thư máu sống trên 5 năm lên tới 50% - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị khoa học huyết học - truyền máu toàn quốc năm 2022 - Ảnh: D.LIỄU

Đây là thông tin được ông Bạch Quốc Khánh, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam, chia sẻ bên lề Hội nghị khoa học huyết học - truyền máu năm 2022, tổ chức ngày 24-11 tại Hà Nội.

Hội nghị khoa học với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế và trong nước, mang đến thông tin các phương pháp sàng lọc, điều trị bệnh về máu.

Ông Khánh cho biết mỗi năm Viện Huyết học - Truyền máu trung ương tiếp nhận 1.000 - 1.500 bệnh nhân các bệnh ung thư máu mới. Tại khoa điều trị hóa chất bệnh viện thường là khoa đông bệnh nhân nhất, trung bình điều trị cho khoảng 250 bệnh nhân. Hiện nay, viện đã có những bước tiến quan trọng, áp dụng kỹ thuật mới để điều trị cho bệnh nhân.

"Tính đến nay viện đã ghép tế bào gốc cho gần 600 ca bệnh, trong đó 2/3 là ghép tế bào gốc máu đồng loài (từ anh chị em ruột, cha mẹ, máu dây rốn). Đối với những bệnh nhân ung thư máu, nếu điều trị hóa trị liệu đơn thuần thì thời gian sống đến 5 năm khoảng 20-30%. Nhưng với phương pháp điều trị ghép tế bào gốc máu đồng loài, tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên tới 50%.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm những phương pháp điều trị hiệu quả hơn như thuốc điều trị nhắm đích. Loại thuốc này khi vào cơ thể sẽ tìm những tế bào ung thư để tiêu diệt, không gây độc cho cơ thể như hóa trị liệu.

Bên cạnh đó là liệu pháp tế bào trị liệu, mở ra nhiều hứa hẹn điều trị khỏi bệnh ung thư máu trong một số trường hợp", ông Khánh thông tin.

Ông Khánh thông tin thêm hiện nay viện đã triển khai điều trị nhắm đích cho bệnh nhân ung thư máu. Bảo hiểm y tế cũng có chi trả một phần cho phương pháp này nên đã tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với phương pháp hiện đại. Với liệu pháp tế bào trị liệu, viện đang hợp tác với các chuyên gia của Bỉ để giúp bệnh viện triển khai những công nghệ này trong tương lai.

Ông Nguyễn Hà Thanh, viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, cho biết ngành huyết học - truyền máu đã có những bước tiến rất nhanh. Hiện nay, tại Việt Nam đã làm được đa phần những kỹ thuật mới nhất mà khu vực và trên thế giới đang thực hiện.

"Trong thời gian tới, ngành huyết học - truyền máu sẽ tập trung vào những kỹ thuật mới nhất mà trong khu vực và trên thế giới đang phát triển: ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tế bào gốc trung mô, điều trị tế bào (như liệu pháp CAR-T cell), điều trị nhắm đích bằng thuốc mới.

Những trị liệu như vậy giúp tiên lượng, điều trị bệnh nhân chính xác hơn nhiều so với trước kia, giúp người bệnh cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống và khỏi bệnh trong một số trường hợp", ông Thanh chia sẻ.

1.500 đại biểu tham gia hội nghị

Hội nghị khoa học lớn nhất của ngành huyết học - truyền máu năm 2022 diễn ra trong hai ngày 24 và 25-11 tại Hà Nội. Đây là hội nghị khoa học lớn nhất của ngành huyết học - truyền máu được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Hội nghị lần này có sự tham dự của gần 1.500 đại biểu là các chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Bỉ, Singapore và các nhà khoa học trong nước. Đây là kỳ hội nghị có số lượng đại biểu tham gia lớn nhất từ trước đến nay.

Hội nghị là dịp để các nhà khoa học, cán bộ trong toàn ngành được gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, báo cáo những kết quả nghiên cứu khoa học, cập nhật thêm những kỹ thuật mới, tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh máu và đảm bảo nguồn máu an toàn, kịp thời trên toàn quốc.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm nhiều loại ung thư

TTO - Nghiên cứu mới cho thấy xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện nhiều loại ung thư ở bệnh nhân trước khi có các triệu chứng rõ ràng, giúp mở ra kỷ nguyên mới về tầm soát ung thư.

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar