22/10/2023 09:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ghế chủ tịch Hạ viện Mỹ vẫn trống

Sau ba lần bỏ phiếu, nghị sĩ Jim Jordan vẫn không được phê chuẩn làm chủ tịch Hạ viện Mỹ. Chiếc ghế này sẽ trống trong ít nhất 20 ngày giữa lúc Mỹ đang đối diện nhiều thách thức.

Nghị sĩ Jim Jordan sau khi bị Đảng Cộng hòa rút tư cách ứng viên chủ tịch Hạ viện - Ảnh: REUTERS

Nghị sĩ Jim Jordan sau khi bị Đảng Cộng hòa rút tư cách ứng viên chủ tịch Hạ viện - Ảnh: REUTERS

Chính trường Mỹ được mô tả là "hỗn loạn" vào ngày 20-10 (giờ Mỹ) khi ông Jordan thất bại lần thứ ba trong nỗ lực thay thế người tiền nhiệm Kevin McCarthy ở vị trí chủ tịch Hạ viện.

Bất đồng trong Đảng Cộng hòa

Đảng Cộng hòa quyết định rút bỏ đề cử với ông Jordan trong cuộc bỏ phiếu kín. Quyết định này mở ra cuộc đua cho gần 10 nghị sĩ khác, và càng khiến tương lai của chiếc ghế này khó đoán.

Hiện nay, với việc Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện rất sít sao, bất kỳ ứng viên nào muốn thay ông McCarthy cũng phải nhận được sự ủng hộ của gần như toàn bộ các nghị sĩ còn lại trong đảng. Đây được xem là điều ngày càng khó khăn, vì lúc này không có ai thực sự trội hơn hẳn so với các ứng viên khác.

Trước đó ứng viên Steve Scalise đã rút tên khỏi cuộc đua sau khi có những thông tin cho thấy ông sẽ không nhận đủ phiếu bầu. Cơ hội đến với ông Jordan, người được mô tả là ứng viên cực hữu của Đảng Cộng hòa tại bang Ohio. Nhiệm vụ của ông Jordan là giành đủ 217 phiếu từ các thành viên Hạ viện. Nhưng trong ba vòng bỏ phiếu liên tiếp, ông đều bị hơn 20 đảng viên Cộng hòa từ chối.

Trong các lá phiếu chống, một số thành viên Cộng hòa được cho là không đồng ý với ông Jordan về quan điểm cứng rắn đối với việc cắt giảm chi tiêu và vấn đề đóng cửa Chính phủ Mỹ.

Truyền thông Mỹ thậm chí mô tả nhiều đảng viên ôn hòa của phe Cộng hòa cảm thấy ông Jordan quá cực đoan, sử dụng chiến thuật quá cứng rắn để lấy phiếu bầu. Ngoài ra còn có cáo buộc nói các đảng viên này nhận được rất nhiều cuộc điện thoại quấy rối và đe dọa.

Thỏa hiệp?

Lúc này hạn chót với Đảng Cộng hòa là vào trưa 22-10 (giờ Mỹ) phải công bố tên ứng viên chủ tịch Hạ viện. Chưa một ai trong số gần 10 ứng viên hiện tại tỏ ra nổi trội, thậm chí không thực sự trội hơn ông Jordan.

Theo báo New York Times, sau hơn hai tuần không có chủ tịch Hạ viện, Đảng Cộng hòa vẫn tranh luận rất gay gắt. Dân biểu Brian Mast của bang Florida cho biết nhiều đồng minh của ông Jordan đã tỏ ra bực tức khi chứng kiến sự phản đối. "Một số đồng nghiệp của chúng tôi đang tư thù và nhỏ nhen về chính trị, thay vì bỏ phiếu cho Jim Jordan", dân biểu Nancy Mace (bang South Carolina) nói.

Nhận xét của bà Mace cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng hòa. Họ thậm chí không thể thống nhất được việc ai là người chịu trách nhiệm về "sự hỗn loạn" này, tờ New York Times viết. Bản thân bà Mace và 7 thành viên Cộng hòa trước đây đã bỏ phiếu cho ông McCarthy thôi nhiệm.

Việc tiếp tục thiếu vắng chủ tịch Hạ viện đồng nghĩa Mỹ không thể thông qua nhiều chính sách và kế hoạch cần thiết trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đang căng thẳng. Đây là giai đoạn Washington cần đưa ra nhiều quyết định, bao gồm vấn đề ngân sách liên bang, tình hình Ukraine, Israel và cả an ninh biên giới.

Có thông tin cho rằng Đảng Dân chủ cân nhắc một tình huống đàm phán với phe Cộng hòa để giải quyết bế tắc ở Hạ viện. 

Ông Hakeem Jeffries (bang New York), người được bầu làm lãnh đạo Dân chủ ở Hạ viện, được cho là đã có những "đàm phán không chính thức" với Đảng Cộng hòa, nhưng phe Dân chủ vẫn im lặng trước các thông tin về kịch bản thảo luận này.

Theo Hãng tin AP, một ý tưởng khá lạ lẫm khác là cho phép chủ tịch Hạ viện tạm quyền Patrick McHenry thêm quyền lực trong vài tuần tới, với mục tiêu ít nhất đưa Hạ viện quay lại làm việc và xử lý các vấn đề quan trọng. Tuy nhiên ý tưởng này đã bị những đồng minh cực hữu bên phía ông Jordan phản đối ngay lập tức.

Nhiệm vụ sắp tới của các ứng viên chủ tịch Hạ viện Mỹ sẽ là tập trung vào việc thỏa hiệp nội bộ bằng một chính sách cân bằng hơn, nhưng cũng phải đủ cứng rắn với Đảng Dân chủ để tránh đi vào vết xe đổ của ông McCarthy.

106 tỉ USD

Hôm 20-10, Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội duyệt gần 106 tỉ USD cho các kế hoạch liên quan tới tình hình Ukraine, Israel và an ninh biên giới. Yêu cầu này được chính quyền Tổng thống Biden đưa ra vài ngày sau khi ông tới thăm Israel và cam kết sát cánh cùng đồng minh Trung Đông trong xung đột Israel - Hamas. Israel được biết đang chuẩn bị tấn công Dải Gaza do Hamas kiểm soát.

Vấn đề viện trợ nước ngoài là một trong những mâu thuẫn rõ ràng nhất giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ của ông Biden. Phe Cộng hòa có xu hướng không muốn tiếp tục chi tiêu mạnh tay cho các vấn đề đối ngoại.

Hỗn loạn ở Hạ viện Mỹ: Ai sẽ thay McCarthy?

TTCT - Hạ viện Mỹ im phăng phắc khi nghị sĩ Steve Womack đọc kết quả bỏ phiếu lịch sử hôm 3-10: "Văn phòng Chủ tịch Hạ viện Mỹ chính thức bỏ trống".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp từ Nga.

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Ông Trump tiết lộ sẽ ký sắc lệnh nhằm giảm tới 80% giá thuốc tại Mỹ; Philippines bầu cử, với tâm điểm là cuộc đối đầu hai dòng họ Marcos - Duterte.

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar