02/12/2023 13:33 GMT+7

Gen Z gây bất ngờ trong sáng tạo chế biến nông sản

Sáng 2-12, triển lãm cuộc thi 'Công nghệ chế biến sau thu hoạch năm 2023' dành cho sinh viên diễn ra tại Trường đại học Công Thương TP.HCM. Nhiều loại nông sản quen thuộc đã trở thành những thực phẩm hấp dẫn.

Nhiều ý tưởng của sinh viên trong chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nhiều ý tưởng của sinh viên trong chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tận dụng trái thanh long làm tinh bột, sử dụng nấm bào ngư làm snack ít calo, nui khoai mỡ ăn liền, màng bọc thực phẩm từ khoai mỡ, tinh chất dưỡng da từ lá vọng… là những đề tài được các bạn sinh viên nghiên cứu với mong muốn tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong đời sống hằng ngày và hỗ trợ người nông dân.

Với 35 đề tài, các bạn sinh viên đã đưa ra nhiều giải pháp công nghệ trong chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Thấy người nông dân trồng thanh long bị ứ đọng hàng hóa vì không bán được, nhóm sinh viên ngành công nghệ thực phẩm đã nghĩ ra ý định chế tạo tinh bột từ thanh long.

Bạn Nguyễn Ngọc Thuyết (sinh viên ngành công nghệ thực phẩm) bộc bạch: "Chúng tôi muốn tạo ra công nghệ để giải quyết vấn đề này cho nông dân. Sản phẩm bột nguyên liệu từ thanh long do được sấy trong nhiệt độ thấp nên còn giữ được dinh dưỡng, có thể làm bánh, làm mì. Chỉ cần để trong túi hút ẩm thì có thể sử dụng lâu dài".

Nhóm sinh viên ngành công nghệ thực phẩm nghĩ ra ý tưởng tận dụng trái thanh long làm tinh bột để hỗ trợ người nông dân trong vấn đề ùn ứ hàng hóa - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nhóm sinh viên ngành công nghệ thực phẩm nghĩ ra ý tưởng tận dụng trái thanh long làm tinh bột để hỗ trợ người nông dân trong vấn đề ùn ứ hàng hóa - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bạn Nguyễn Thị Thanh Tú (sinh viên khoa công nghệ thực phẩm) chia sẻ: "Nền nông nghiệp Việt Nam diện tích trồng lúa nhiều nên chúng tôi làm ra bột gạo có tinh bột kháng giúp nâng giá trị sản phẩm gạo.

Sản phẩm còn có thể hỗ trợ người thừa cân, người có bệnh về dạ dày. Dự tính trong tương lai nhóm mong muốn hướng tới sản xuất bột nhiều hơn cho những ai có nhu cầu".

Bạn Trâm Anh (sinh viên ngành đảm bảo chất lượng) cho biết nhóm nhận thấy sau dịch COVID-19 thị trường nông sản có nhiều biến động, đặc biệt là sản phẩm nấm bào ngư khó xuất ra thị trường, vì thế nhóm đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm snack nấm bào ngư.

"Với 1 gói snack thì chỉ có 90 calo, tốt cho sức khỏe giảm cholesterol, cải thiện đường huyết, có khả năng chống oxy hóa, cải thiện chức năng của não. Chúng tôi sản xuất 10kg nấm tươi bằng phương pháp chiên chân không thì sẽ hao hụt khoảng 1kg ở đầu ra thành phẩm.

Nếu đưa ra thị trường sản phẩm có giá 25.000 đồng/bịch. Nhóm đang nghiên cứu để hoàn thiện thêm nhiều hương vị khác nhau" - Trâm Anh nói.

Thầy Lê Nguyễn Đoan Duy - trưởng khoa công nghệ thực phẩm, Trường đại học Công Thương TP.HCM - nhận xét: "Chất lượng các đề tài càng phát triển, kích thích đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Thêm nhiều đề tài có giá trị đưa nghiên cứu gần với cuộc sống vì có tính ứng dụng cao".

Bánh từ bột gạo có tinh bột kháng, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, giúp tăng giá trị của gạo Việt Nam - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bánh từ bột gạo có tinh bột kháng, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, giúp tăng giá trị của gạo Việt Nam - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Hột mít được sinh viên tận dụng làm bánh, bơ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Hột mít được sinh viên tận dụng làm bánh, bơ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Các bạn sinh viên đã nghiên cứu ra nui ăn liền từ khoai mỡ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Các bạn sinh viên đã nghiên cứu ra nui ăn liền từ khoai mỡ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tinh chất dưỡng da tay từ lá vọng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tinh chất dưỡng da tay từ lá vọng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nhóm sinh viên ngành đảm bảo chất lượng chế tạo ra snack nấm bào ngư - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nhóm sinh viên ngành đảm bảo chất lượng chế tạo ra snack nấm bào ngư - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Giảng viên cùng sinh viên lên núi làm nghiên cứu khoa học

Giáo sư K. David Harrison, Phó hiệu trưởng Đại học VinUni, đã đưa sinh viên từ Hà Nội vào tận Kon Tum ăn ở, làm việc cùng đồng bào dân tộc Ba Na để tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar