17/03/2016 19:03 GMT+7

Gãy xương, chữa không đúng có thể chết người

TS.BS NGUYỄN ĐÌNH PHÚ ( BV Nhân Dân 115,TP.HCM)
TS.BS NGUYỄN ĐÌNH PHÚ ( BV Nhân Dân 115,TP.HCM)

TTO - Vụ việc em nữ sinh bị tai nạn giao thông, sau đó bị hoại tử phải cưa chân, một lần nữa nhắc nhở những trường hợp gãy xương phải được chữa trị đúng ngay từ đầu, để không dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

X quang gãy xương đùi và hai xương cẳng chân

 

Cấp cứu kịp thời, điều trị đúng phương pháp

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể có những chấn thương gãy xương phức tạp. Các biến chứng sớm có thể đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời cũng như những di chứng muộn gây tàn phế nếu điều trị không đúng phương pháp ngay từ đầu.

Nhiều người dân còn giữ quan niệm khi bị gãy xương là đưa đến thầy lang nắn bóp, xoa thuốc rượu gia truyền. Trường hợp chấn thương nhẹ thì có khả năng tự phục hồi, ngược lại có gãy xương thì thường để lại di chứng nếu không được nắn chỉnh đúng phương pháp.

Đến giai đoạn xương không lành hoặc lành nhưng biến dạng, không thẳng trục đưa đến chi bị mất chức năng (mất khả năng lao động). Việc điều trị gãy xương đòi hỏi người thầy thuốc có kiến thức giải phẫu xương, hiểu được sự phân bố mạch máu, sự bao bọc xung quanh của mô mềm …

Hiểu được các biến chứng sớm và muộn của gãy xương sẽ cứu được bệnh nhân khỏi tử vong do sốc đau đớn, mất máu… tránh được các di chứng muộn: liệt thần kinh, xương lành không thẳng trục, khớp giả…

Các biến chứng sớm:

1/ Sốc do mất máu và đau đớn: có thể gây tử vong nếu sơ cứu ban đầu không đúng, bất động xương không vững chắc, thường xảy ra ở các xương dài, lớn: xương đùi, xương chậu, cẳng chân. Lượng máu mất có thể đến cả lít, bệnh nhân sẽ suy sụp tuần hoàn nếu không truyền máu và cố định xương kịp thời. Cố định xương ban đầu và gây tê ổ gãy đúng phương pháp sẽ giúp bệnh nhân thoát sốc.          

2/ Tắc mạch máu do mỡ:

Khi bị gãy xương, đặc biệt là xương dài và gãy nhiều xương… lượng mỡ từ tủy xương chảy ra, gây tăng áp lực và ngấm trở lại vào máu. Người bệnh có biểu hiện vật vã, lơ mơ và dần dần đi vào hôn mê. Dấu hiệu hô hấp: khó thở nhanh nông và  suy hô hấp. Toàn thân: xuất huyết dưới da, kết mạc mắt… kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn đông máu…

Biến chứng này có thể gây tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời. Việc điều trị là cần thở oxy và pha truyền hydrocortisone theo đường tĩnh mạch.

3/ Chèn ép khoang:

Hệ thống khoang ở chân tay chứa đựng các cơ quan: mạch máu, thần kinh, cơ… một khi bị gãy xương sẽ gây tổn thương mạch máu, cơ và thần kinh, lượng máu chảy ra gây tăng áp lực và chèn ép khoang. Hậu quả có thể gây hoại tử nếu không chẩn đoán kịp thời. Vài trường hợp thấy chân tay sưng to, người ta cho là gãy xương thông thường và đi bó thuốc nam hoặc bó bột, dẫn đến thâm tím chân tay, phải cắt cụt thì mới cứu được tính mạng.

Trường hợp này, người bị gãy xương sẽ có biểu hiện chân hoặc tay bị gãy sưng to, căng đau liên tục, không đáp ứng với thuốc giảm đau. Mạch ngoai vi bắt nhẹ, sau đó không bắt được, cảm giác tê buốt và hạn chế vận động.

4/ Viêm xương, gãy xương hở:

Đầu nhọn của xương gãy có thể đâm thủng da biến gãy kín thành gãy hở. Vết thương dập nát và dính nhiều di vật (đất, cát…) xung quanh ổ gãy xương. Sự không hiểu biết có thể đến bó thuốc nam khi dị vật chưa được loại trừ, hậu quả nhiễm trùng và viêm xương là không thể tránh khỏi.

Khuyến cáo nên chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cắt lọc mô bầm dập và loại trừ dị vật nếu có, sau đó diều trị kháng sinh chống nhiễm trùng. Việc cố định bên trong và chỉnh xương cầu toàn, không nhất thiết được đặt ra lúc này.       

Hình ảnh nhiễm trùng do viêm xương

5/ Tổn thương mạch máu, thần kinh:

Khi bị gãy xương, đầu xương gãy có thể gây tổn thương mạch máu và thần kinh lân cận. Mức độ tổn thương có thể bầm dập hoặc đứt thần kinh, mạch máu. Nếu không phát hiện biến chứng này có thể đưa đến liệt, mất chức năng hoặc phải cắt cụt chi.

Sự hiểu biết biến chứng khi bị gãy xương sẽ giúp người dân đưa nạn nhân đến đúng chuyên khoa của cơ sở y tế, không nên tự ý điều trị hoặc bó thuốc nam khi chưa được nắn chỉnh và loại trừ các biến chứng của gãy xương.
TS.BS Nguyễn Đình Phú

6/ Khớp giả, chậm lành xương, can xương lệch:

Đây là biến chứng muộn sau điều trị gãy xương. Điều trị không đúng phương pháp, cố định lỏng lẻo, bó thuốc nam mà không được nắn chỉnh hoặc bệnh nhân tự ý tháo bột sớm… Bệnh nhân không đau đớn nhiều nhưng không cử động được chân/tay, đi lại không bình thường hoặc xương lành trong trạng thái lệch trục, bị cong gây mất thẩm mỹ.

TS.BS NGUYỄN ĐÌNH PHÚ ( BV Nhân Dân 115,TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar