31/08/2024 06:31 GMT+7

Gặp thầy hiệu trưởng bơi vào trường khi nước lũ dâng cao

'Nghe tin nước lũ dâng cao tới sân trường, cả đêm tôi không ngủ được. Hôm sau tới trường đã thấy nước lên cao gần nửa phòng học, tôi quyết định bơi vào trường kiểm tra từng phòng học xem có thể vớt vát gì không', thầy Việt kể lại.

Gặp thầy hiệu trưởng bơi vào trường khi nước lũ dâng cao - Ảnh 1.

Thầy Việt bơi vào trường kiểm tra từng lớp học khi nước lũ đang liên tục dâng cao hôm 24-8 - Ảnh: NVCC

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hoàng Văn Việt - hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Vinh (xóm Lũng Nặm, xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), nhớ lại vào tối 23-8 khi nghe tin báo từ nhân viên bảo vệ của nhà trường thông báo lúc 20h tối nước lũ dâng lên mặt sân trường hơn 2 gang tay ông đã rất lo lắng.

Nhưng ông không thể vào trường ngay giữa đêm bởi tình hình mưa lũ phức tạp.

Đến sáng 24-8, khi thấy trời vẫn tiếp tục mưa lớn, ông Việt quyết định cùng con trai chạy 40km từ thị trấn Trùng Khánh vào đến trường để kiểm tra cơ sở vật chất vì quá nóng lòng.

"Khi vào tới nơi thì trường đã chìm trong biển nước. Không suy nghĩ nhiều, tôi và con đã bơi men theo tường rào Trường mầm non Quang Vinh để vào bên trong trường, lúc này nước đã ngập khoảng 1,5 mét và đang tiếp tục dâng lên mạnh.

Tôi bơi vào từng khu nhà để kiểm tra. Khi mở cửa từng phòng học thì bàn ghế đã bị nhấn chìm trong nước. Vào thì cũng chỉ biết đứng nhìn, không thể làm gì giữa mênh mông nước", ông Việt nhớ lại.

Ông Việt cho hay những ngày qua, nỗi lo lớn nhất của ông không chỉ là thiệt hại về cơ sở vật chất, mà còn lo trường ngập, nước không rút, học sinh sẽ không thể khai giảng năm học mới. Nước không rút, đường sá bị chia cắt, dù lớp đã khang trang, sạch sẽ thì học sinh cũng khó có thể đến trường.

Gặp thầy hiệu trưởng bơi vào trường khi lũ dâng cao - Ảnh 2.

6 phòng học, 2 phòng ngủ, 1 phòng bảo vệ và 4 phòng công vụ của giáo viên, toàn bộ bị nhấn chìm trong nước lũ - Ảnh: NVCC

Đến ngày 25-8, nước tiếp tục dâng lên thêm 1 mét khiến hơn 30 bao gạo ăn bán trú của học sinh cũng bị ngâm trong nước. Theo ông Việt, số gạo này vốn để học sinh sử dụng trong học kỳ 1 năm học mới.

Sau gần một tuần, đến sáng 29-8 nước lũ bất ngờ rút tới mép sân trường, ông Việt nhanh chóng huy động toàn bộ giáo viên có mặt tại điểm tập kết từ 6h sáng. 

Vì trường vẫn bị cô lập bởi nước lũ, để đi vào khuôn viên trường, các giáo viên phải di chuyển bằng bè mảng tự chế hơn 1km để vào trường tổng vệ sinh, cọ rửa bàn ghế, lớp học, nhà bán trú... với hy vọng sẽ kịp khai giảng đúng kế hoạch.

Cùng ngày, đã có khoảng 50 giáo viên của 5 trường trong địa bàn huyện Trùng Khánh đã đến hỗ trợ trường tổng vệ sinh.

Những ngày này trường cũng bị cắt điện và không có nước sạch, nên giáo viên còn phải tự chuẩn bị đồ ăn, nước uống mang từ bên ngoài vào. Đến khoảng 17h chiều phải nhanh chóng rút ra ngoài vì khi trời tối, di chuyển bằng bè mảng rất nguy hiểm.

Ông Việt kể Trường tiểu học Quang Vinh nằm ở xã đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh. Học sinh học tại trường chủ yếu là người dân tộc Mông và Nùng. Năm học vừa qua nhà trường có 127 học sinh thì có đến 114 học sinh thuộc hộ nghèo.

Gặp thầy hiệu trưởng bơi vào trường khi lũ dâng cao - Ảnh 3.

Ông Hoàng Văn Việt, hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Vinh - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Theo ông Việt, mưa lũ đi qua đã khiến 75 bộ bàn ghế của học sinh và giáo viên làm bằng gỗ ép bị mủn mục, tách lớp. Các đường điện tầng 1, tủ lạnh, phản ngủ trưa, bát inox, dụng cụ nấu nướng... cũng bị hư hỏng, thất lạc.

Để kịp chuẩn bị khai giảng năm học mới, ông Việt đã huy động giáo viên trong trường làm việc không nghỉ lễ 2-9, cấp tốc sửa sang lớp học, dụng cụ học tập cho học sinh. Dự kiến ngày 1-9 nhà trường sẽ cho học sinh trở lại trường để tập văn nghệ cho lễ khai giảng.

"Khi thấy trường bị ngập trong lũ, đã có hai nhà hảo tâm ủng hộ 1,8 tấn gạo cho học sinh ăn bán trú. Tôi rất bất ngờ và xúc động khi nhận được sự chia sẻ đến thầy trò vùng cao. Vậy là các em đã có gạo ăn học kỳ tới", ông Việt vui mừng kể.

Theo ông Việt, ông cũng rất bất ngờ khi hình ảnh ông bơi vào trường kiểm tra cơ sở vật chất trong ngày nước lũ dâng được nhiều người quan tâm, chia sẻ trên mạng xã hội. Với ông Việt, hành động này đơn thuần là một việc làm tự nhiên, vì trách nhiệm của một người hiệu trưởng với trường lớp, trách nhiệm với học trò.

Gặp thầy hiệu trưởng bơi vào trường khi nước lũ dâng cao - Ảnh 5.

Thầy cô đến trường tranh thủ làm vệ sinh phòng học sau khi nước lũ rút - Ảnh: NVCC

Lời nhắn rơi nước mắt của thầy hiệu trưởng cũ: Đừng bỏ cuộc, Cảm ơi!

Thầy đã là hiệu trưởng của một trường mới nhưng vẫn lo đứa học trò cũ học giỏi của mình vì nghèo mà bỏ đại học. Dù bận rộn, thầy đã gửi đến chương trình Tiếp sức đến trường của Tuổi Trẻ lời ‘kêu cứu’, mong tiếp sức cho Cảm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Ngày 20-5, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương về kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

16 giáo sư quốc tế đã nhận được thư bổ nhiệm của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đều cho biết sẽ sớm bắt tay vào công việc thỉnh giảng và nghiên cứu tại đại học này.

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn môn thi nền tảng trong xét tuyển đại học 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn tuyển sinh đại học. Có một số quy định mới trong xét tuyển mà các trường đại học phải thực hiện, thí sinh cần lưu ý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn môn thi nền tảng trong xét tuyển đại học 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar