15/12/2015 14:55 GMT+7

Gặp lại Bình Minh 02 - con tàu bị Trung Quốc cắt cáp

TT - Được tin tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 (từng bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tháng 5-2011) cập cảng Vũng Tàu, chúng tôi vội vã tìm đến.

Tàu Bình Minh 02 thả cáp thu tín hiệu - Ảnh: Nguyễn Thuấn

Con tàu khảo sát địa chấn hiện đại nhất của Việt Nam mang tên Bình Minh 02 vốn đã quá nổi tiếng sau sự cố , khi trở thành biểu tượng chủ quyền của Việt Nam trên biển.

Trên tàu Bình Minh 02 không có nhân vật xuất sắc nhất mà tất cả đều giỏi như nhau. Những người được lên con tàu này phải trải qua quá trình tuyển chọn rất kỹ, rất khó nên thật sự rất giỏi. Mỗi người có thế mạnh riêng. Anh em rất giỏi, lại đoàn kết nên trở thành một đội rất mạnh, làm việc rất hiệu quả không thua gì khảo sát địa chấn thế giới 

Kỹ sư KHÔI PHẠM

Gặp lại thủy thủ đoàn

Đón chúng tôi là một trong hai thuyền trưởng của tàu Bình Minh 02. Anh tên Nguyễn Thuấn, 35 tuổi. Anh Thuấn cho biết tàu vừa trở về bờ sau hải trình 35 ngày khảo sát tại vùng biển Nha Trang và Đà Nẵng, cách đất liền 140 - 160 hải lý.

Dù là ngày cuối tuần nhưng các bộ phận trên tàu Bình Minh 02 vẫn làm việc 24/24 giờ. Khi chúng tôi đến, đội trưởng đội khảo sát địa chấn, thuyền trưởng cùng các vị trí trưởng bộ phận đang họp.

“Ngày nào chúng tôi cũng họp để rút kinh nghiệm và triển khai công việc” - thuyền trưởng Nguyễn Thuấn cho hay.

Tàu Bình Minh 02 đặc biệt ở chỗ: mỗi bộ phận (hàng hải, địa chấn) đều có hai ca. Thế nên tàu có tới hai thuyền trưởng, hai máy trưởng và hai party chief (đội trưởng đội khảo sát địa chấn). Anh Thuấn là thuyền trưởng ca này, còn ca khác thuyền trưởng là người Nga.

Khá bất ngờ khi biết anh Nguyễn Thuấn là Việt kiều Mỹ. Cứ sau 10 tuần làm việc trên tàu Bình Minh 02, anh lại về Mỹ năm tuần. Hơn bốn năm trước, khi Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp, Nguyễn Thuấn đang là thuyền phó.

“Tàu Bình Minh 02 không chỉ bị cắt cáp phá hoại một lần” - anh Thuấn nói.

Vụ cắt cáp đầu tiên khiến người dân Việt Nam “dậy sóng” là lần tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp, lúc 5g58 ngày 26-5-2011 khi đang cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Lần lúc 4g05 ngày 30-11-2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ chuẩn bị khảo sát, tàu Trung Quốc chạy phía sau tàu Bình Minh 02 gây đứt cáp địa chấn của tàu cách phao đuôi khoảng 25m.

Khôi Phạm chính là anh chàng Canada gốc Việt, người nước ngoài gắn bó lâu nhất với tàu Bình Minh 02.

Trên tàu khảo sát địa chấn, party chief được coi như thủ lĩnh, chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn và quản lý nhân sự. Khôi Phạm làm việc trên tàu Bình Minh 02 từ những ngày đầu tiên tàu này được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mua về.

Đến giờ đã sáu năm. Trải qua bao lần đối mặt với sóng gió cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, vị trí party chief của ca còn lại thường xuyên phải thay người mới nhưng riêng Khôi Phạm vẫn đồng hành cùng con tàu của quê hương.

“Sau vụ cắt cáp, tàu Trung Quốc đi qua đi lại nhiều, cứ lởn vởn xung quanh nhưng anh em vẫn làm việc bình thường. Chúng tôi không chỉ làm việc mà còn bảo vệ con tàu và khẳng định tâm thế làm chủ của mình trên vùng biển của Tổ quốc” - Khôi Phạm nói.

Anh cho biết sau các vụ cắt cáp, tàu Bình Minh 02 tiếp tục nhiều lần đối mặt với sự quấy phá của các tàu cá Trung Quốc, nhưng các anh vẫn tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của mình ở nhiều lô khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam.

Không những thế, nhờ năng lực và uy tín của mình, Bình Minh 02 đã và đang được nhiều quốc gia châu Á thuê làm dịch vụ khảo sát địa chấn như Indonesia, Malaysia, Singapore, Đông Timor, Bangladesh...

Dây cáp tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt đứt vào ngày 26-5-2011 trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: TTXVN - Tư liệu Tuổi Trẻ
Công nhân tàu Bình Minh 02 khắc phục nối đoạn cáp địa chấn - Ảnh: TTXVN - Tư liệu Tuổi Trẻ

Con tàu không ngủ

Thuyền trưởng Nguyễn Thuấn dí dỏm nói: “Ra biển, dù không phải là tàu lớn nhất nhưng Bình Minh 02 là tàu dài nhất. Mỗi lần làm việc, tàu kéo sợi cáp dài tới 10km sau đuôi”.

Suốt thời gian làm việc trên biển, tàu mẹ Bình Minh 02 được ba tàu bảo vệ xung quanh: trước mũi, bên hông và sau đuôi sợi cáp. Có thời điểm lên đến 20 - 25 tàu bảo vệ.

Có lẽ không có con tàu nào đặc biệt như Bình Minh 02. Bình thường với tàu biển, bộ phận hàng hải là quan trọng nhất. Nhưng ở tàu Bình Minh 02, địa chấn là bộ phận trọng tâm.

Tàu có đầy đủ trang thiết bị địa chấn, hệ thống thu nổ và xử lý tài liệu địa chấn phục vụ việc tìm kiếm mỏ dầu khí. Đây là tàu khảo sát địa chấn duy nhất, thuộc dạng “hàng hiếm” mà Việt Nam sở hữu.

Những tín hiệu phản hồi từ lòng biển sẽ được các kỹ sư trên tàu phân tích sơ bộ dữ liệu. Tiếp đó, những dữ liệu này sẽ được gửi về trung tâm in giải địa chấn trên bờ. Đây là cơ sở để phục vụ việc tìm kiếm dầu khí của đất nước.

Bộ phận địa chấn làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm, chia thành hai ca, mỗi ca 12 tiếng, nên ban ngày trên tàu cũng có người ngủ. Nhưng con tàu không bao giờ ngủ, không bao giờ dừng làm việc.

Hơn bốn năm sau sự kiện bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp, tàu Bình Minh 02 đã được “thay máu” khi nhân sự của tàu gần như “Việt hóa” hoàn toàn. Trên tàu hiện nay chỉ còn bốn vị trí là người nước ngoài.

Điều đáng tự hào là rất nhiều vị trí quan trọng trước đó chỉ do người nước ngoài đảm nhiệm thì nay đã được những kỹ sư 8X người Việt thay thế.

Nhìn vào danh sách các thành viên trên tàu có đến 90% là thế hệ 8X - một tỉ lệ rất bất ngờ và tự hào với một con tàu khảo sát địa chấn hiện đại trị giá mấy chục triệu USD như Bình Minh 02.

“Anh em coi tàu Bình Minh 02 như ngôi nhà thứ hai của mình - kỹ sư Khôi Phạm nói - Chúng tôi gắn bó, chia sẻ với nhau từ những thứ rất nhỏ. Mỗi lần kéo cáp, cáp dài nên rất nặng, dù không phải nhiệm vụ của mình, nhiều anh em bộ phận khác hoặc người hết ca làm cũng xúm lại giúp nhau.

Có lúc cáp bị vướng vào thiết bị đánh cá khiến anh em bỏ luôn giờ ăn, cố gắng tháo chúng ra khỏi cáp để không gây thiệt hại lâu dài”. Còn thuyền trưởng Nguyễn Thuấn tâm sự: “Ở tàu thì nhớ vợ con. Về với vợ con 1-2 tuần lại có nỗi nhớ khác: nhớ tàu, nhớ anh em”.

Đội trưởng Khôi Phạm (đứng) và các kỹ sư trong một ca làm việc trên tàu Bình Minh 02 - Ảnh: Thuận Thắng


Không sợ hãi

Sau sự kiện Trung Quốc cắt cáp, thuyền trưởng người Nga Alexander Belov (43 tuổi) vẫn vững vàng gắn bó với con tàu. Do thuyền trưởng Trần Anh Vũ (53 tuổi) đã chuyển công tác nên thuyền phó Nguyễn Thuấn lên thay thế.

“Hồi đó tàu Bình Minh 02 có 12 chuyên gia, kỹ sư người nước ngoài. Sau vụ cắt cáp, chỉ có một người xin về. Còn thuyền trưởng Belov vẫn muốn gắn bó lâu dài với Bình Minh 02” - anh Nguyễn Thuấn nói. 

Nhớ lại câu chuyện bị tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp, cắt cáp hơn bốn năm trước, kỹ sư Mai Văn Phương nói: “Cảm giác đối đầu với thách thức trên biển của Tổ quốc lạ lắm. Anh em chúng tôi không ai bảo ai, nhưng đều như được lên dây cót tinh thần nên chúng tôi không thấy sợ. Chỉ có quyết tâm”.

Còn kỹ sư Khôi Phạm nói: “Khi gặp sự cố, tất cả anh em cùng nhau giải quyết công việc, không ai đùn đẩy nhau.

Lúc đó tình hình rất căng thẳng nhưng anh em đã giữ được bình tĩnh, nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc, tránh gây thiệt hại lớn cho công ty và cũng là cách khẳng định chủ quyền của Tổ quốc”.

MY LĂNG ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar