24/11/2021 05:40 GMT+7

Gặp của rơi, đừng hồn nhiên 'bỏ túi'

THÁI AN
THÁI AN

TTO - Việc một nữ lao công ở Hà Nội nhặt balô chứa nhiều tài sản vừa bị khởi tố một lần nữa cảnh tỉnh đối với những suy nghĩ hồn nhiên khi 'bỏ túi' của đánh rơi, bỏ quên.

Gặp của rơi, đừng hồn nhiên bỏ túi - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Ngọc Hiền nhận bằng khen biểu dương sau khi anh trả lại 7.400 USD nhặt được khi anh làm lao công tại một chung cư ở quận Bình Thạnh, TP.HCM (5-2019) - Ảnh: MINH HÒA

Chiều 16-11, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) khởi tố bị can N.T.X. (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về hành vi "cưỡng đoạt tài sản". Khi dọn vệ sinh cho một tòa nhà, X. nhặt được balô bỏ quên có nhiều tài sản bên trong và mang về nhà. 

Theo yêu cầu của X., khổ chủ đã chuyển khoản cho X. 10 triệu đồng để chuộc lại balô. Tuy nhiên chị này vẫn không trả balô nên khổ chủ đã trình báo công an.

Ứng xử sao khi nhặt của rơi? Điều này trước nay tùy thuộc vào nền tảng đạo đức, giáo dục của bản thân người nhặt. Đã có nhiều tấm gương được tuyên dương trả lại của rơi giá trị hàng trăm triệu đồng. 

Điển hình như vụ hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Bích (tỉnh Hà Nam) trả lại 21,4 lượng vàng nhặt được hay nữ sinh Bùi Thị Mỹ Dung (Trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh) trả lại túi có tiền và vàng trị giá gần 500 triệu đồng cho người đánh rơi vào tháng 4-2021. 

Trước đó, dư luận cũng khen ngợi hai vợ chồng thu gom rác Nguyễn Minh Tuấn (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) trả lại 6 lượng vàng và 13,7 triệu đồng nhặt được (tháng 7-2020). Anh lao công Nguyễn Ngọc Hiền (tại chung cư Đất Phương Nam, quận Bình Thạnh, TP.HCM) trả lại 7.400 USD và cũng từ chối nhận tiền, quà mọi người tặng ủng hộ nghĩa cử đẹp của anh.

Tuy vậy, vẫn có những vụ việc bị xử lý đáng tiếc như nữ lao công ở Hà Nội hay các vụ chiếm dụng tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản phải nhờ đến cơ quan công an vào cuộc xảy ra thời gian qua. 

Ứng xử với của rơi cần tuân thủ các quy định của pháp luật, không ít người chưa hiểu đúng và vi phạm pháp luật đáng tiếc từ những ứng xử với tài sản mình nhặt được.

* Luật sư Hà Hải (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM):

Trả lại tài sản là nghĩa vụ của người nhặt

Việc trả lại tài sản đánh rơi, bỏ quên không chỉ là ứng xử phù hợp đạo đức mà pháp luật quy định đó là nghĩa vụ của người nhặt. Bộ luật dân sự quy định người nhặt được tài sản phải trả lại cho chủ sở hữu nếu biết chủ sở hữu thông qua đặc điểm, thông tin lưu lại trên tài sản. Nếu không biết thì phải chuyển giao tài sản cho công an hoặc UBND cấp xã gần nhất để trả lại cho khổ chủ.

Trong trường hợp chiếm giữ trái phép, tùy tình huống, mức độ mà người nhặt có thể sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điều 15, nghị định 167 hoặc xử lý hình sự về tội "chiếm giữ trái phép tài sản" (điều 176 Bộ luật hình sự 2015). Riêng vụ việc nữ lao công ở Hà Nội bị cơ quan điều tra khởi tố về tội "cưỡng đoạt tài sản" là tùy thuộc kết quả điều tra, đánh giá về diễn biến, tính chất vụ án.

* Luật sư Nguyễn Huy Việt (Đoàn luật sư TP.HCM):

Trường hợp nào được thưởng?

Pháp luật dân sự quy định người nhặt được của sẽ được hưởng tài sản hoặc Nhà nước thưởng một phần giá trị tài sản nếu chủ tài sản không đến nhận hoặc không xác định được chủ sở hữu. Điển hình là vụ người phụ nữ nhặt ve chai ở quận Tân Bình (TP.HCM) phát hiện 5 triệu yen trong chiếc loa đã được cơ quan chức năng giao cho quyền sở hữu số tiền sau 1 năm thông báo mà không xác định được chủ sở hữu.

Bộ luật dân sự quy định khá nhiều trường hợp về của rơi và tương tự. Đó là tài sản bị bỏ quên, đánh rơi; tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm; gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước; tài sản không xác định được chủ sở hữu... Các trường hợp đều yêu cầu người nhặt được, người tìm thấy tự mình thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan công an hoặc UBND cấp xã gần nhất để thông báo và trả lại cho chủ sở hữu.

Trong đời sống hằng ngày, xử lý tài sản bị bỏ quên, đánh rơi được quy định tại điều 230 Bộ luật dân sự. Theo đó, sau 1 năm kể từ khi thông báo tìm chủ sở hữu mà không ai đến nhận, cơ quan chức năng sẽ xác lập sở hữu nhà nước, trích thưởng cho người nhặt hoặc giao luôn cho người nhặt đối với tài sản bị bỏ quên, đánh rơi.

Nếu tài sản có giá trị dưới hoặc bằng 10 tháng lương cơ bản, người nhặt được sẽ được giao sở hữu luôn tài sản đó. Nếu tài sản trị giá trên 10 tháng lương cơ bản thì Nhà nước trích thưởng cho người nhặt 10 tháng lương cơ bản cộng với 50% giá trị của tài sản vượt quá 10 tháng lương cơ bản, phần còn lại của Nhà nước.

Trường hợp tài sản nhặt được là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì không được hưởng 10 tháng lương mà phải giao trả cho Nhà nước và được Nhà nước thưởng theo quy định tại nghị định 29/2018.

Trình tự xử lý của rơi nhặt được

Căn cứ quy định Bộ luật dân sự 2015 và nghị định 29/2018, trong trường hợp nhặt được tài sản mà không tìm được chủ sở hữu tài sản để trả lại ngay thì xử lý tài sản theo trình tự như sau:

- Người nhặt mang tài sản đến giao cho công an hoặc UBND cấp xã nơi gần nhất. Cơ quan tiếp nhận sẽ lập biên bản về việc tiếp nhận tài sản.

- Công an hoặc UBND cấp xã công bố, thông báo công khai tìm chủ sở hữu và phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Hết hạn 1 năm chủ sở hữu không đến nhận hoặc không xác định được chủ sở hữu thì công an hoặc UBND cấp xã thực hiện tiếp bước xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản.

- Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo 1 năm, công an hoặc UBND cấp xã lập hồ sơ gửi phòng tài chính kế hoạch của UBND huyện đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước.

- Trong 7 ngày làm việc phòng tài chính kế hoạch của UBND huyện lập tờ trình kèm hồ sơ để chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định xác lập sở hữu nhà nước đối với tài sản.

- Chi thưởng cho người phát hiện và giao nộp tài sản bỏ quên, đánh rơi trên cơ sở tính toán giá trị tài sản.

Nhân viên điện lực nhặt được của rơi trả lại người mất

TTO - Liên tiếp trong hai ngày qua, nhiều tốp công nhân Công ty Điện lực Quảng Nam trên đường đi làm đã nhặt được của rơi. Bằng nhiều hình thức khác nhau, các công nhân này đã tìm cách để trả lại cho 'khổ chủ".

THÁI AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vớt gần 20 tấn cá chết, lục bình, rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau mưa đầu mùa

Sau mưa đầu mùa tại TP.HCM, các công nhân môi trường đã thu gom gần 20 tấn gồm cá chết, lục bình và rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Vớt gần 20 tấn cá chết, lục bình, rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau mưa đầu mùa

Vụ mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết: Chuyển hồ sơ về tòa án TP Mỹ Tho

Mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty bảo hiểm MIC Tiền Giang và sau đó bị điện giật tử vong nhưng sau 2 năm, người nhà vẫn chưa đòi được tiền, hiện hồ sơ vụ án "tranh chấp hợp đồng bảo hiểm" đã được chuyển về Tòa án nhân dân TP Mỹ Tho.

Vụ mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết: Chuyển hồ sơ về tòa án TP Mỹ Tho

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị nói về việc đưa đoàn cán bộ sắp nghỉ hưu đi học tập kinh nghiệm

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị vừa thu hồi văn bản về kế hoạch tổ chức đoàn cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu của tỉnh đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh phía Nam.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị nói về việc đưa đoàn cán bộ sắp nghỉ hưu đi học tập kinh nghiệm

Lại đề nghị làm điểm giữ xe dưới lòng đường khu trung tâm Cần Thơ

Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ đề nghị sử dụng tạm lòng đường làm điểm giữ xe để phục vụ người đi khám bệnh.

Lại đề nghị làm điểm giữ xe dưới lòng đường khu trung tâm Cần Thơ

Nhiều nhà chờ xe buýt ở TP.HCM bị vẽ bậy, chiếm dụng, bảng thông tin điện tử không hoạt động

Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, người dân cho biết nhiều nhà chờ xe buýt tại TP.HCM bị vẽ bậy, chiếm dụng, bảng thông tin điện tử không hoạt động.

Nhiều nhà chờ xe buýt ở TP.HCM bị vẽ bậy, chiếm dụng, bảng thông tin điện tử không hoạt động

Cỏ xanh um trên nhiều công trường vành đai 3 TP.HCM, nhà thầu nào đang chậm tiến độ?

Tại dự án đường vành đai 3 TP.HCM, bên cạnh các nhà thầu nỗ lực bứt tốc, vẫn còn một số nhà thầu làm rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Cỏ xanh um trên nhiều công trường vành đai 3 TP.HCM, nhà thầu nào đang chậm tiến độ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar