17/09/2007 12:55 GMT+7

Gánh nặng các khoản thu đầu năm

Theo ĐỨC HẠNH - Lao Động
Theo ĐỨC HẠNH - Lao Động

Hầu như đã thành thông lệ, khi năm học mới bắt đầu gia đình nào cũng phải chuẩn bị sẵn một khoản tiền không nhỏ để "nộp" cho các khoản thu sau ngày khai giảng.

Phóng to
Việc mua SGK hàng năm cũng chiếm của PHHS một khoản tiền không nhỏ

Đối với những gia đình có thu nhập thấp thì đây luôn là nỗi lo thường trực hàng năm.

Hà Nội: thẫn thờ nhẩm tính tiền trườngQuay quắt với tiền trường...Tiền trường cho con và thân phận ít học của tôiTôi "chạy" tiền trườngChống cái xấu và lạm thu trong trường học

Quá nhiều khoản thu

Năm học này, các trường công lập không tăng học phí, nhưng hầu hết các khoản đóng góp chi tiêu khác đều tăng, từ việc mua SGK, bảo hiểm, đến việc may đồng phục, tiền ăn, tiền bán trú... Ở Hà Nội, chi phí đầu năm học cho một HS tiểu học khoảng 1 triệu đồng, tăng 15% so với năm học trước. Trong khi đó, không ít gia đình chỉ có thu nhập bình quân khoảng 600.000đ/tháng. Một trong những khoản chi không nhỏ đó là việc phải mua SGK hàng năm.

Từ khi có chương trình cải cách giáo dục, SGK không thể còn "lưu truyền" từ năm trước cho năm sau được, mà bắt buộc mỗi năm, các em phải sử dụng một bộ sách mới, điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm, PH lại phải chi thêm trên 100.000đ/HS.

SGK, học phí là những khoản chi bắt buộc. Ngoài ra, mỗi HS đều phải đóng thêm rất nhiều khoản tiền khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, đồng phục, quỹ đoàn đội, quỹ trường, quỹ lớp, tiền bán trú, tiền nước sạch... thậm chí nhiều trường còn bắt HS phải mua vở viết, giấy kiểm tra "đồng phục" được quy định cho từng lớp (mỗi lớp học một màu). Chị Ngọc Lê - PHHS Trường THPT Trần Phú (Hà Nội) - than: Con tôi được thưởng vở viết cuối năm học, nhưng lên lớp lại thay vở mới. Lãng phí quá".

Chị Nguyễn Thị Hà, có con đang học Trường Tiểu học NTP cho biết, ngoài tiền học phí, bán trú, chị phải đóng thêm 140.000đ tiền bảo hiểm (2 loại BHYT và BHTT), 116.000đ tiền đồng phục, 100.000đ tiền quỹ lớp, 45.000đ tiền mua 10 cuốn vở của trường... Chị phàn nàn: "Các khoản đóng góp đầu năm của con bằng cả tháng lương của tôi. Tôi không hiểu vì sao trường lại bắt HS phải mua vở của trường, 4.500đ/cuốn, đắt hơn giá vở viết bên ngoài".

Tại Trường Tiểu học NTC, theo thông báo của trường, 7 khoản thu bắt buộc trong học kỳ 1 gồm: Học phí, xây dựng, quỹ đoàn đội, học nghề, quỹ PH trường, tổng cộng khoảng 230.000đ. Ba khoản phí tự nguyện: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể và quỹ khuyến học là 140.000đ. Tổng các khoản thu chưa tới 400.000 đồng nhưng nhiều PH phải đóng tới 600.000đ vì phải gánh thêm khoản "quỹ phụ huynh".

Ở khối trường dân lập, bán công, các khoản thu này còn cao hơn nhiều. Trung bình một HS trường dân lập MQ phải đóng gần 3 triệu đồng cho năm học mới với nhiều khoản thu như đồng phục, lễ phục (mặc khi chào cờ đầu tuần), bảng tên...

Tại Trường Tiểu học dân lập LQĐ, mức thu đầu năm của mỗi HS cũng xấp xỉ 3 triệu đồng. Các khoản thu không chỉ tăng ở khối phổ thông mà ngay ở bậc mầm non, cũng "phát sinh" rất nhiều khoản.

Một PH có con học tại Trường Mầm non thực nghiệm HS cho biết, ngoài học phí và tiền xây dựng trường, còn phải đóng rất nhiều khoản khác như: Tiền gas và điện - 20.000đ/tháng, tiền máy điều hòa: Đầu khóa nộp 500.000đ, mỗi năm học nộp 100.000đ nữa, tiền hỗ trợ lương: 40.000đ/tháng, tiền trông ngoài giờ: 2.000đ/HS, quỹ phụ huynh: 150.000đ/năm...

Trường Mầm non tư thục chất lượng cao Vietkids cũng bất ngờ tăng học phí từ 1,2 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng mà không hề thông qua ý kiến của PHHS. Có trường còn bắt đóng tiền mua ghế ngồi buổi chào cờ sáng thứ hai.

Quỹ phụ huynh học sinh - không ai quản

Hiện nay hầu hết các trường đều có hội cha mẹ HS nhà trường và hội CMHS của từng lớp. Việc tổ chức hội PH có hệ thống như trên nay được coi là làm trái Luật Giáo dục. Luật này quy định trong nhà trường chỉ có ban đại diện CMHS lập ra vào mỗi đầu năm học.

Luật Giáo dục quy định các tổ chức xã hội có thể hỗ trợ nhà trường về tài lực, vật lực để phát triển nhà trường. Từ quy định này, hội PHHS được phép vận động PH đóng góp trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều hội PHHS đang lạm dụng quyền này để "lạm thu".

Theo ghi nhận của chúng tôi, ở nhiều trường, ngoài quỹ PH trường 50.000đ/năm, còn có quỹ lớp dao động từ 100.000đ - 200.000đ/năm. Nhiều trường còn lợi dụng danh nghĩa hội PHHS để vận động mua sắm bàn ghế, tivi, máy lạnh... khiến những người có con em đang theo học tại trường khó lòng từ chối. Vì mang danh nghĩa "tự nguyện" nên hiện nay, hầu như không có ai quản lý những hoạt động này.

Sở GDĐT Hà Nội đã có văn bản về việc tăng cường quản lý việc thu chi đầu năm, trong đó quy định rõ các trường không được đứng ra thu hộ các khoản: BHYT, BHTT, quỹ hội CMHS, quỹ đoàn đội... Đồng thời các trường cũng không được thu gộp nhiều khoản ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các trường đều dồn tất cả các khoản thu đầu năm thành "một cục" cho... tiện.

Theo ĐỨC HẠNH - Lao Động

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar