23/04/2025 08:04 GMT+7

Gần 99% cử tri Bến Tre đồng ý sáp nhập ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long

Qua lấy ý kiến 375.066 hộ gia đình tại tỉnh Bến Tre về việc sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long thành một tỉnh, có 98,8% đồng ý. Một số ý kiến khác muốn Bến Tre nhập với tỉnh Tiền Giang…

Gần 99% cử tri Bến Tre đồng ý sáp nhập ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long - Ảnh 1.

Rừng dừa bạt ngàn tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Khi được hỏi về chủ trương sáp nhập tỉnh, đa số đều đồng tình - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Nguyễn Trúc Sơn - phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - vừa ký báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Theo báo cáo, toàn tỉnh có 376.037 hộ gia đình được lấy ý kiến đối với việc sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long.

Qua lấy ý kiến, có 375.066 hộ gia đình (có cử tri đại diện) cho ý kiến, có 370.678 cử tri đồng ý với việc sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long (đạt 98,83%).

Còn 4.388 cử tri (chiếm 1,17%) không đồng ý với việc sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long.

Báo cáo cho biết thêm, cử tri trên địa bàn tỉnh Bến Tre đồng tình cao với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh của Đảng, quy định của Nhà nước, tuy nhiên có một số cử tri không đồng ý phương án thành lập tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại tỉnh Vĩnh Long.

Lý do được các cử tri đưa ra là trụ sở hành chính tỉnh mới thành lập quá xa, không ở vị trí giữa trung tâm tỉnh mới sau sáp nhập, gây khó khăn cho người dân khi cần liên hệ thực hiện các giao dịch hành chính; vị trí địa lý của trụ sở hành chính mới không thuận tiện cho việc đi lại.

Một số cử tri cho rằng Bến Tre là cái nôi của phong trào cách mạng miền Nam, với nhiều địa danh lịch sử, nhiều vị anh hùng... Sắp xếp đơn vị hành chính theo phương án lấy ý kiến dẫn đến mất tên gọi của quê hương xứ dừa Đồng Khởi gắn với truyền thống cách mạng. Một số cử tri lo lắng về việc thay đổi giấy tờ (số nhà, thẻ căn cước...).

Ngoài ra, một bộ phận cử tri có tâm tư, nguyện vọng và đề xuất một số ý kiến như: Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sắp xếp tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang; thống nhất phương án sáp nhập 3 tỉnh, nhưng lấy tên là tỉnh Bến Tre để giữ lại địa danh của quê hương Đồng Khởi anh hùng và đặt trung tâm hành chính tại tỉnh Bến Tre; đề xuất đặt trụ sở tại tỉnh Trà Vinh.

Tỉnh Bến Tre giảm 100 đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến còn 48 xã, phường sau sáp nhập

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Bến Tre sẽ chỉ còn 48 xã, phường, giảm 100 đơn vị hành chính cấp xã so với trước đây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar