06/05/2013 04:26 GMT+7

Gần 20.000 HS "dài cổ" chờ tiền hỗ trợ

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TT - Dù chỉ còn chưa đầy một tháng là kết thúc năm học 2012-2013, nhưng đến nay gần 20.000 học sinh (HS) của huyện miền núi Thường Xuân (một trong bảy huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa, đang được thụ hưởng chính sách Chương trình 30a của Chính phủ) vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước.

Phóng to
Các em HS ở khu bán trú dân nuôi tại Trường THCS xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) chưa nhận được tiền hỗ trợ - Ảnh: H.Đồng

Theo phản ảnh của giáo viên, phụ huynh HS xã Xuân Chinh (Thường Xuân), các năm học vừa qua, năm nào việc cấp tiền hỗ trợ cho các em HS bán trú vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là QĐ 85) và cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập cho các em HS bậc phổ thông theo nghị định 49 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 49) cũng chậm.

Ông Hà Xuân Sang - hiệu trưởng Trường tiểu học xã Xuân Chinh - cho biết: “Năm học 2012- 2013, nhà trường có 77 HS bán trú được hưởng trợ cấp theo QĐ 85, với mức hỗ trợ tiền ăn hằng tháng bằng 40% mức lương tối thiểu (hơn 400.000 đồng/tháng) và 129 HS được hỗ trợ chi phí học tập theo NĐ 49 với mức 70.000 đồng/HS/tháng. Nhà trường đã hoàn tất thủ tục hồ sơ, nộp lên cấp trên từ lâu, nhưng đến nay các em vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp của Nhà nước. Từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của các em, nhất là các em thuộc hộ đói nghèo”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Cầm Bá Đứng - phó chủ tịch UBND huyện Thường Xuân - thừa nhận việc cấp tiền hỗ trợ của Nhà nước theo QĐ 85 và NĐ 49 cho các em HS trên địa bàn huyện trong năm học 2012-2013 là chậm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách nhà nước đối với HS vùng đặc biệt khó khăn. Còn ông Nguyễn Thanh Phương - trưởng Phòng LĐTB&XH huyện Thường Xuân (đơn vị tham mưu, thường trực thực hiện NĐ 49 của huyện)- cho biết thêm nguyên nhân dẫn đến việc cấp tiền hỗ trợ cho HS chậm là do các xã làm thủ tục thanh quyết toán của năm học trước quá chậm nên ảnh hưởng đến việc cấp tiền hỗ trợ cho HS năm học này. Nhiều xã làm hồ sơ, danh sách HS chuyển lên huyện chậm so với tiến độ; trong đó có xã Xuân Thắng đến chiều 3-5 vẫn chưa nộp hồ sơ, danh sách HS lên phòng để duyệt. Theo ông Phương, chậm nhất là đến cuối tháng 5 UBND huyện sẽ chuyển tiền hỗ trợ của Nhà nước về UBND các xã để cấp cho phụ huynh HS.

HÀ ĐỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 giáo viên và 7 triệu học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường đại học Văn Hiến vừa tổ chức Lễ ký kết đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu doanh nghiệp năm 2025, mở rộng mạng lưới doanh nghiệp, tạo việc làm, môi trường học tập thực tế và đào tạo nguồn nhân lực đúng với nhu cầu tuyển dụng.

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

So với học kỳ I năm học 2023-2024, số lượng học bổng học kỳ II bị cắt giảm đến 66%. Sinh viên cho rằng trường 'không minh bạch' khi xét học bổng.

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar