28/10/2018 09:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gần 18 năm với 200 'Vầng trăng cổ nhạc' tỏa sáng

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Tối nay 28-10, Vầng trăng cổ nhạc diễn ra số 200 tại Nhà hát truyền hình HTV, được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9. Từ số đầu tiên (tháng 1-2001) đến giờ, chương trình vẫn được khán giả mộ điệu cải lương chờ đợi mỗi tháng.

Gần 18 năm với 200 Vầng trăng cổ nhạc tỏa sáng - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Trọng Hữu và Cẩm Tiên biểu diễn trong một chương trình Vầng trăng cổ nhạc - Ảnh: GIA TIẾN

Không chỉ phục vụ cho nhu cầu giải trí, Vầng trăng cổ nhạc còn có nhiều hoạt động từ thiện ý nghĩa.

Hành trình của "Trăng"

Biên tập viên Hiền Phương (hiện là phó ban văn nghệ Đài truyền hình TP.HCM) nhớ khoảng năm 2000, đài đang có chương trình truyền hình trực tiếp Nhịp cầu âm nhạc.

Cố đạo diễn Phạm Khắc (lúc đó là giám đốc đài) đặt vấn đề với cố soạn giả Huỳnh Minh Nhị xem lĩnh vực sân khấu, cải lương có thể làm chương trình gì để phát sóng trực tiếp phục vụ bà con. Sau đó, ông Huỳnh Minh Nhị đề xuất thực hiện chương trình Vầng trăng cổ nhạc. Một chương trình có sự kết hợp của các bài ca cổ, tân cổ, trích đoạn, ca cảnh cải lương...

Quý Bình và Bích Phượng trong Vầng trăng cổ nhạc tháng 2-2018 - Video: GIA TIẾN

"Hôm lên sóng số đầu tiên, cả êkip hồi hộp theo dõi. Khi chương trình mới trực tiếp được 1/3, điện thoại anh Phạm Khắc, anh Nhị và tôi reo liên tục, nhiều nghệ sĩ, đồng nghiệp, khán giả, người thân khắp nơi gọi về chúc mừng và bày tỏ sự bất ngờ" - ông Hiền Phương xúc động kể.

Nghệ sĩ Thanh Hằng là người mở màn chương trình đầu tiên với bài ca cổ Hoa mua trắng. Như vẫn còn cảm xúc của ngày đầu, chị nhớ lại: "Khi được soạn giả Huỳnh Minh Nhị và biên tập viên Hiền Phương mời, tôi vui dữ lắm. Trước khi bước ra sân khấu, tôi đổ mồ hôi hột, nắm tay Hiền Phương nói: Chị run quá em ơi! Mười mấy năm trôi qua, tham gia bao nhiêu Vầng trăng cổ nhạc, tôi vẫn nhớ như in cảm xúc ấy".

Sau chương trình thử nghiệm đầu tiên mới chỉ gom các trích đoạn cũ để thực hiện, đến nay Vầng trăng cổ nhạc đã có sự đầu tư lớn về dàn dựng, cảnh trí, âm thanh, ánh sáng, đặt hàng các sáng tác mới, đổi mới hình thức thể hiện, có thêm giao lưu...

Gần 18 năm với 200 Vầng trăng cổ nhạc tỏa sáng - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Tấn Giao (phải) hát trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc số Tết 2018 - Ảnh: Gia Tiến

Sống nhờ khán giả

Những người thực hiện thừa nhận để duy trì được Vầng trăng cổ nhạc là một hành trình không mệt mỏi và có lúc vấp phải những ý kiến trái chiều. Ông Hiền Phương kể thời gian đầu, một nghệ sĩ khá có tiếng từng thẳng thừng nói không tham gia, cho rằng biên tập "phá hoại" cải lương vì bài ca cổ 6 câu mà chỉ hát có 3 câu.

"Ba Viễn Châu coi tôi như con nuôi, lúc đầu ba dè chừng: "Đừng có phá cách bài của ba nghen!". Tuy nhiên, sau vài số ba gọi tôi lại nói: "Chương trình tháng này được quá!". Khi làm chương trình, chúng tôi xác định làm với không khí lễ hội để thu hút đa dạng đối tượng khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Chúng tôi không ngại khen chê, chỉ mong có một chương trình định kỳ về nghệ thuật truyền thống được tiếp nối để giữ hồn dân tộc" - ông Hiền Phương nói.

Trọng Hữu và Cẩm Tiên trình bày ca cảnh Xuân trên thành phố Bác trong Vầng trăng cổ nhạc - Video: GIA TIẾN

Ông Minh Hải - trưởng ban văn nghệ của đài - cũng cho biết: "Tôi nghĩ nghệ thuật cải lương có thể du nhập thêm nhiều loại hình nghệ thuật khác, nên cứ mạnh dạn thể nghiệm. Các ý kiến đóng góp, chúng tôi lắng nghe và cân nhắc, hoàn thiện cho mỗi số tiếp theo".

Số lượng khán giả ngày càng tăng. Ở những chương trình ngoài trời, lượng khán giả theo dõi trực tiếp 5.000-6.000. Mới đây khi chương trình thực hiện tại Cần Giuộc, Long An, khán giả ngồi tràn ra cả mặt đường.

Nhưng trong bối cảnh các loại hình giải trí hiện đại khác lấn át, Vầng trăng cổ nhạc cũng chịu chung số phận của các chương trình chuyên về nghệ thuật dân tộc: có lượng rating cao, thu hút đông đảo người xem nhưng việc tìm kiếm nguồn tài trợ ngày càng khó.

"Đài chúng tôi vẫn nỗ lực giữ cho Vầng trăng cổ nhạc tồn tại. Nhưng chúng tôi rất mừng vì Vầng trăng cổ nhạc không là chương trình làm vì "nghĩa vụ" mà thực sự sống được nhờ sự nuôi dưỡng của khán giả. Và cũng rất cảm ơn các nghệ sĩ đã đồng hành cùng chúng tôi, không câu nệ chuyện tiền bạc" - ông Minh Hải bày tỏ.

Gần 18 năm với 200 Vầng trăng cổ nhạc tỏa sáng - Ảnh 5.

Phượng Loan - Thoại Mỹ - Dũng Nhí trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc tháng 2-2018 - Ảnh: Gia Tiến

Từng có những lúc stress

Khi về công tác tại ban văn nghệ HTV (lúc đó là phòng sân khấu), tôi phụ việc cho các anh chị biên tập làm chương trình này và năm 2003 được phân công biên tập cho chương trình Vầng trăng cổ nhạc tại đền Bến Dược, Củ Chi.

Có lần, không hiểu thế nào lại xếp ca sĩ Hương Thủy hát chung bài tân cổ với nghệ sĩ Quốc Kiệt, ngặt nỗi Quốc Kiệt có chiều cao khiêm tốn so với Hương Thủy, nên suốt tiết mục anh chàng chỉ dám đứng xa Hương Thủy… 8 mét để hát. Một sự cố nhỏ nhưng là kinh nghiệm để mình phải tính toán đến nhiều yếu tố khác ngoài việc chọn tiết mục cho hay, nghệ sĩ cho giỏi.

15 năm gắn bó với chương trình, có rất nhiều kỷ niệm vui buồn, có những lúc stress thực sự vì không thể tìm ra những yếu tố mới mẻ, hấp dẫn để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng để chương trình đứng vững đến hôm nay và đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.

Đạo diễn Lâm Viên

(biên tập chương trình Vầng trăng cổ nhạc)

Khán giả chờ "trăng cổ nhạc"

Chị Dung (nhà ở quận Tân Bình, TP.HCM): "Nếu có vé mời Vầng trăng cổ nhạc diễn ra ở Nhà hát truyền hình HTV là vợ chồng tôi bỏ hết mọi việc để đi xem. Tôi vốn không mê cải lương lắm nhưng đi xem Vầng trăng cổ nhạc cùng chồng riết rồi ghiền".

Anh Ba Tuấn (một khán giả nhà ở Cần Giuộc, Long An): "Khi Vầng trăng cổ nhạc đến Cần Giuộc, Long An quê tôi vào tháng 4 vừa qua, tôi rủ cả nhà, bạn bè đi xem sớm lắm vì sợ không có chỗ ngồi. Trong thời buổi YouTube, Facebook phát triển, chúng tôi quen mặt với các nghệ sĩ rồi nhưng vẫn muốn xem trực tiếp chương trình. Tôi nghĩ Vầng trăng cổ nhạc nên tiếp tục phát huy thế mạnh, chăm chút kỹ lưỡng, bà con chúng tôi ai cũng ủng hộ hết".

Trên YouTube, khi Vầng trăng cổ nhạc phát lại cũng đạt lượng người xem khá cao. Trong chương trình phát sóng vào tháng 5-2018, nickname Nguyễn Dư sau khi xem xong tiết mục Quê hương tuổi thơ tôi bình luận: "Cải lương cần có những nghệ sĩ như cô Thanh Ngân, bé Nghi Đình đóng góp và phát triển, chớ nghệ sĩ bỏ nghề chuyển qua làm MC, giám khảo, hài... làm sao cải lương phát triển được".

Hoàng Lê ghi

TTO - Trích đoạn vở cải lương mới toanh Thương quá rau răm chuyển thể từ tác phẩm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được giới thiệu trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc lúc 20g30 ngày 3-12, THTT trên HTV9.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar