18/01/2025 16:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gần 14.000 thí sinh đầu tiên thi đánh giá tư duy tranh suất vào đại học

Chiều 18-1, kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức diễn ra. Đợt thi này có khoảng 14.000 thí sinh dự thi, đây cũng là đợt thi khởi động cho mùa xét tuyển đại học năm 2025 trên cả nước.

Gần 14.000 thí sinh đầu tiên thi đánh giá tư duy tranh suất vào đại học - Ảnh 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025, diễn ra chiều 18-1 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Nhiều thí sinh dự thi đánh giá tư duy đợt 1 cho biết tham dự với tinh thần thoải mái, thử sức để lấy kinh nghiệm cho những đợt thi lần 2, 3.

Thí sinh từ khắp nơi về Hà Nội tìm cơ hội vào đại học sớm

Có mặt tại Đại học Bách khoa Hà Nội trước giờ thi 3 tiếng đồng hồ, Nguyễn Hoàng Lâm, học sinh lớp 12 Trường THPT Văn Giang (Hưng Yên), cho biết vì yêu thích ngành công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội nên nam sinh đã tập trung ôn thi đánh giá năng lực từ năm lớp 11 để tìm kiếm cơ hội xét tuyển.

Theo Hoàng Lâm, thời gian qua ngoài học kiến thức trên lớp thì nam sinh chỉ ôn luyện các dạng thức đề thi trên mạng, không tham gia học thêm lớp nào khác.

"Những lần làm đề trên mạng, em hoàn thành được khoảng 60 - 70%. Tham dự đợt 1 lần này mục tiêu chính của em là để thử sức, đợt thi thứ 2 em mới xác định dốc toàn sức.

Năm nay quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Tuy nhiên đó là quy định chung nên em không lo lắng gì cả. Điều quan trọng bây giờ chỉ cần yên tâm học và ôn tập tốt", Hoàng Lâm nói.

Tương tự, Hoàng Thị Minh Hằng, học sinh lớp 12 Trường THPT Văn Giang (Hưng Yên), bộc bạch tham dự thi đánh giá tư duy đợt 1 để thử sức xem khả năng của bản thân đang ở mức nào. Từ kết quả lần thi này có thể rút ra kinh nghiệm và cố gắng ôn tập cho đợt thi thứ hai tốt hơn.

"Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tăng 10% chỉ tiêu cho xét tuyển đánh giá tư duy, do vậy em sẽ dồn toàn sức lực vào kỳ thi này, còn trên lớp em sẽ cố gắng học đều để thi tốt nghiệp THPT", Minh Hằng nói.

Gần 14.000 thí sinh đầu tiên thi đánh giá tư duy tranh suất vào đại học - Ảnh 2.

Minh Hằng và Hoàng Lâm giữ tâm lý thoải mái khi tham dự kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Di chuyển 20km tới điểm thi tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Trần Trọng Cường, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín, Hà Nội), cho biết thời gian vừa qua nam sinh tập trung ôn tập kiến thức cơ bản trên lớp theo tổ hợp toán, văn, tin. Bên cạnh đó, Trọng Cường cũng tìm kiếm đề trên mạng và tự học.

Với tâm lý thi để thử sức nhưng Trọng Cường đặt mục tiêu lần này sẽ đạt khoảng 60 - 65 điểm.

"Em dự định thi ngành kỹ thuật hàng không hoặc kỹ thuật vật liệu. Năm trước hai ngành này lấy từ 53 - 54 điểm. Nếu đợt thi đầu tiên đạt kết quả tốt thì em có thể yên tâm nghỉ Tết", Trọng Cường nói.

Trong chiều 18-1, có 6.891 thí sinh đăng ký thi đánh giá tư duy đợt 1 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Lên phương án dự phòng khi xảy ra sự cố mất điện

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, phó giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội trong đợt 1 có khoảng 14.000 thí sinh đăng ký dự thi, chủ yếu là thí sinh từ các tỉnh Hà Tĩnh trở ra.

Trong buổi thi chiều 18-1 có 6.891 thí sinh đăng ký thi. Các thí sinh còn lại sẽ thi vào sáng chủ nhật (19-1).

Kỳ thi được tổ chức cùng thời gian tại 31 điểm thi, trong đó 18 điểm thi tại khu vực Hà Nội và 13 điểm thi ở các địa phương như: Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng.

Gần 14.000 thí sinh đầu tiên thi đánh giá tư duy tranh suất vào đại học - Ảnh 5.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, phó giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Theo ông Điền, công tác ra đề thi đánh giá tư duy năm nay phức tạp, vất vả hơn năm ngoái bởi cần phải đối sánh tất cả câu hỏi cho phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó giúp thí sinh không bị bỡ ngỡ, không có nội dung thi nào vượt ra ngoài chương trình.

Năm ngoái, trước sự cố mất điện khiến một số thí sinh phải thi lại đánh giá tư duy, ông Điền cho rằng đây là sự cố hy hữu. Để tránh những sự cố, năm nay Đại học Bách khoa Hà Nội rút ngắn kỳ thi đánh giá tư duy từ 6 đợt xuống còn 3 đợt thi, đồng thời lên các phương án dự phòng về điện.

"Trong trường hợp có sự cố bất khả kháng diễn ra trên diện rộng, chúng tôi cũng có phương án dự phòng tổ chức thi lại cho thí sinh", ông Điền nói.

Gần 14.000 thí sinh đầu tiên thi đánh giá tư duy tranh suất vào đại học - Ảnh 6.

Thí sinh được chuẩn bị laptop để làm bài thi đánh giá tư duy trên máy tính - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Hơn 50 trường đại học dùng kết quả đánh giá tư duy xét tuyển đại học

Trong năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (TSA) dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi vào các ngày cuối tuần.

Đợt 2 của kỳ thi đánh giá tư duy sẽ diễn ra vào ngày thi 8 và 9-3, ngày mở đăng ký 1-6; đợt 3 ngày thi 26 và 27-4, ngày mở đăng ký 1-6.

Hiện đã có hơn 50 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển đại học.

Trường đại học Công nghệ dự kiến xét tuyển 2 tổ hợp mới có môn tin học

Năm 2025, Trường đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tăng hơn 1.000 chỉ tiêu, mở thêm 4 ngành/chương trình đào tạo và xét tuyển 2 tổ hợp mới có môn tin học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar