18/04/2018 12:16 GMT+7

Gà nửa trống, nửa mái ở An Giang là hiện tượng cá thể lưỡng tính

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - Vài ngày qua nhiều người dân huyện An Phú, An Giang đến kéo nhà ông Trần Văn Hổ, 42 tuổi để xem con gà trống “độc nhất vô nhị” có đặc điểm của cả gà trống và gà mái.

Gà nửa trống, nửa mái ở An Giang là hiện tượng cá thể lưỡng tính - Ảnh 1.

Cận cảnh thân, màu sắc của con gà 'lưỡng tính' - Ảnh: BỬU ĐẤU

Do nhiều người hiếu kỳ tìm đến, ông Hổ phải đem gà úp vào bội "giấu" đi, người quen ông mới cho xem. Có người đã trả giá 6 triệu đồng để mua con gà này nhưng ông chưa đồng ý bán.

Ông Hổ cho biết mình chuyên nuôi gà, bồ câu... đã hơn 15 năm nay nhưng chưa bao giờ thấy con gà trống nào "lạ hoắc" như thế. Nó nở ra từ một quả trứng to gần gấp đôi so với trứng gà ta bình thường. Từ khi nở ra đến nay đã được gần 10 tháng, con gà đã nặng 2,9kg.

Điều lạ là con gà này có màu lông chia làm hai - một bên xanh đậm, bên kia vàng bông như lông gà mái. Chân thì một bên màu xanh có cựa và một bên màu vàng nhạt không cựa. Phần tích gà (phía dưới cổ gà) một bên có tích và một bên không.

Trên mặt gà thì một bên đỏ và một bên trắng. Mồng gà thì bên có bên không. Dường như con gà này là sự "tích hợp" của hai con gà một trống một mái.

Gà nửa trống, nửa mái ở An Giang là hiện tượng cá thể lưỡng tính - Ảnh 2.

Cận cảnh đôi chân của gà 'lưỡng tính' thể hiện một bên mái, một bên trống - Ảnh: BỬU ĐẤU

“Con gà này tôi chỉ cho ăn lúa và thức ăn, uống nước phải là nước lọc, nước dơ nó không chịu uống. Tắm cũng phải tắm nước lọc mới được. Mấy lần tôi tắm bằng nước đã qua sử dụng thì gà bị bệnh hết mấy ngày liên tục", ông Hổ kể về con gà kỳ lạ của mình.

"Nó ít gáy nữa. Lâu lâu gần 10 ngày hoặc một tháng nó mới gáy một lần với hai loại tiếng khác nhau. Nó ít đá nhau nhưng lại có biểu hiện của làm ổ sinh sản".

Anh Trịnh Văn Liêu, chuyên "săn" gà đá gần 20 năm nhưng chưa thấy con gà trống nào lạ như con gà này. "Gà trống một bên có cựa một bên không cựa là bình thường, đằng này nó lại chia đôi từ trên xuống dưới đồng bộ hết như vậy thì chưa thấy bao giờ", anh Liêu nói.

TS Nguyễn Thế Thao - trưởng bộ môn chăn nuôi ĐH An Giang - nhận định đây có thể là hiện tượng cá thể lưỡng tính (bilateral gynandromorph) trên động vật. 

Hiện tượng này được ghi nhận trên bướm, tôm, chim, gà... tuy nhiên rất hiếm gặp (tỉ lệ 1/10.000-1/1.000.000).

Gà nửa trống, nửa mái ở An Giang là hiện tượng cá thể lưỡng tính - Ảnh 3.

Người dân rất tò mò về con gà nửa trống nửa mái này - Ảnh: BỬU ĐẤU

Hiện tượng này khá gây tranh cãi trong giới chuyên môn, đa số cho rằng đây là lỗi trong kết hợp các nhiễm sắc thể giới tính. 

Cụ thể ở gà là kết hợp giữa tinh trùng có đồng hợp nhiễm sắc thể ZZ và trứng có dị hợp nhiễm sắc thể ZW.

“Nếu phôi gà mang cặp nhiễm sắc thể ZW đang trong quá trình phát triển mà một tế bào bị mất đi nhiễm sắc thể W (tức là chỉ còn lại nhiễm sắc thể Z) thì tế bào đó sẽ thiếu gene để hình thành một con gà mái. Do vậy con gà sẽ phát triển phần đặc tính của con trống", ông Thao giải thích.

"Nếu tế bào đó được nhân lên, tất cả nhóm tế bào được hình thành từ nó sẽ đều mang nhiễm sắc thể Z tạo ra con trống. Trong khi đó, những tế bào khác trong phôi vẫn mang nhiễm sắc thể gà mái, dẫn đến việc nở ra một con với một nửa trống (mang nhiễm sắc thể Z thay vì ZZ) và một nửa mái (mang nhiễm sắc thể ZW)”.

TTCN - Gà Hồ, gà Đông Cảo, gà ri là những giống gà quí của miền Bắc ... Nhưng hiện nay chỉ còn hơn 200 con tương đối thuần chủng đang được nuôi ở làng Hồ (thôn Lạc Thổ Bắc, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) trong tình cảnh lay lắt.

BỬU ĐẤU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ngoài "bộ tứ trụ cột" là các nghị quyết của Bộ Chính trị, sắp tới còn các nghị quyết về giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, sẽ có đường lối tương đối hoàn chỉnh để phát triển đất nước.

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Tại xã Măng Đen, tỉnh Quảng Ngãi vừa xảy ra một trận động đất mạnh 3,3 độ (độ lớn M). Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar