19/09/2023 15:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

G7 kêu gọi Trung Quốc thúc giục Nga rút quân lập tức khỏi Ukraine

G7 tiếp tục mong muốn Bắc Kinh đóng vai trò chủ động trong việc chấm dứt xung đột vũ trang ở Ukraine, giữa lúc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thăm Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 18-9 - Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 18-9 - Ảnh: REUTERS

Tình hình Ukraine là một trong những điểm nóng chính trị quốc tế, khi đại diện các nước tập trung tại Mỹ để dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, dự kiến khai mạc vào ngày 20-9. 

Tiếp tục nhờ Trung Quốc đóng góp chuyện Ukraine

Bộ trưởng các nước thành viên thuộc nhóm G7 (bao gồm các nền kinh tế lớn: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada) đã có cuộc gặp bên lề sự kiện Liên Hiệp Quốc và ra tuyên bố chung ngày 19-9.

Cùng quan điểm phản đối mạnh mẽ việc Nga tấn công Ukraine, trong tuyên bố chung ngày 19-9, các ngoại trưởng G7 hy vọng Trung Quốc có thể thúc đẩy Nga rút quân ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện khỏi Ukraine.

Trung Quốc là một trong những đối tác có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với Nga. Mối quan hệ hai nước đã chặt chẽ hơn sau khi Trung Quốc mở cửa hậu đại dịch, trong khi Nga chịu sức ép trừng phạt từ phương Tây.

Bản thân Trung Quốc cũng tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột Nga - Ukraine và từng đề xuất phương án tìm hòa bình cho Ukraine.

Tại cuộc họp ngày 19-9, các ngoại trưởng G7 hoan nghênh Trung Quốc tham gia cuộc họp ở Jeddah (Saudi Arabia) do Ukraine kêu gọi, đồng thời "tiếp tục khuyến khích Trung Quốc ủng hộ một nền hòa bình chính đáng và lâu dài, bao gồm việc trực tiếp đối thoại với Ukraine".

Hòa bình Ukraine phải tính tới lợi ích của Nga

Lời kêu gọi của G7 diễn ra trong thời điểm khá quan trọng, khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Nga trong chuyến thăm bốn ngày (18 tới 21-9).

Tại Nga, ông Vương Nghị dự kiến bàn về hợp tác an ninh Nga - Trung, cũng như các biện pháp làm sâu sắc quan hệ chính trị hai nước. Trong chuyến thăm này, hai bên có thể thảo luận việc sắp xếp chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 10 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trên thực tế, mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc khiến nhiều nước phương Tây hoài nghi về khả năng Bắc Kinh sẽ "trung lập" về tình hình Ukraine.

Nhưng vẫn như trước đây, có vẻ lời kêu gọi của G7 chưa hứa hẹn mang lại bước đột phá nào trong việc thay đổi cách tiếp cận của Trung Quốc.

Hôm 18-9, Ngoại trưởng Vương Nghị và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định bất kỳ đề xuất giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine nào cũng phải tính tới lợi ích của Nga, và phải có sự tham gia của Nga.

"Các bên thảo luận chi tiết về tình hình Ukraine lưu ý rằng các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng này sẽ không hiệu quả nếu không xét tới lợi ích của Nga. Đặc biệt hơn, là sự tham gia của Nga trong đó" - Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga sau cuộc gặp của ông Lavrov và ông Vương. 

Ukraine: Một cuộc chiến dài?

Chiến sự Nga - Ukraine có diễn biến đáng chú ý: ngày 18-9, Ukraine tuyên bố đang giành lại thêm nhiều phần lãnh thổ ở phía đông và nam. Ukraine khẳng định cuộc phản công của họ không giống như một bộ phim diễn ra trong ngắn ngủi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 12-5 tại Philippines là màn đối đầu căng thẳng giữa hai gia tộc quyền lực: Marcos và Duterte. Đây được xem là bước ngoặt định hình cục diện chính trị trước thềm bầu cử tổng thống năm 2028.

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ

Ông Tập Cận Bình: Chủ nghĩa bắt nạt và bá quyền chỉ dẫn đến sự cô lập

Phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - CELAC, Chủ tịch Tập Cận Bình lên án chủ nghĩa bá quyền và hành vi bắt nạt, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong bối cảnh toàn cầu ngày càng phân hóa.

Ông Tập Cận Bình: Chủ nghĩa bắt nạt và bá quyền chỉ dẫn đến sự cô lập

Bác sĩ phát hiện cục u ở tuyến tiền liệt của ông Biden

Bác sĩ đã phát hiện một 'cục u nhỏ' ở tuyến tiền liệt của cựu tổng thống Mỹ Joe Biden và gần đây ông đã được kiểm tra để đánh giá thêm về cục u này.

Bác sĩ phát hiện cục u ở tuyến tiền liệt của ông Biden

Ba Lan đóng cửa lãnh sự quán Nga sau cáo buộc gián điệp

Cuối tuần qua, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cáo buộc tình báo Nga đứng sau vụ hỏa hoạn tại trung tâm thương mại ở thủ đô Warsaw hôm 12-5-2024.

Ba Lan đóng cửa lãnh sự quán Nga sau cáo buộc gián điệp

Ông Trump bị chỉ trích nhận ‘hối lộ’ vì món quà của Qatar

Một làn sóng chỉ trích đã bùng lên trong chính hàng ngũ những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump sau thông tin ông sẽ nhận một chiếc máy bay phản lực sang trọng từ Qatar làm chuyên cơ riêng.

Ông Trump bị chỉ trích nhận ‘hối lộ’ vì món quà của Qatar
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar