23/02/2025 14:32 GMT+7

Financial Times tiết lộ đề xuất của Mỹ trong thỏa thuận khai thác khoáng sản ở Ukraine

Dự thảo thỏa thuận được Mỹ đề xuất với Ukraine yêu cầu Kiev đóng góp 50% nguồn thu từ khai thác khoáng sản vào quỹ do Washington giữ "100% lợi ích tài chính".

Mỹ muốn đưa nguồn thu khoáng sản của Ukraine vào quỹ đầu tư do Washington quản lý - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent - Ảnh: REUTERS

Ngày 22-2 (giờ địa phương), báo Financial Times công bố bài xã luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, trong đó nêu rõ những nội dung Washington đề xuất trong thỏa thuận khoáng sản với Ukraine.

Ukraine góp 50% doanh thu khoáng sản, Mỹ giữ 100% lợi ích tài chính

Theo bộ trưởng Tài chính Mỹ, trọng tâm thỏa thuận Mỹ muốn ký với Ukraine là việc Chính phủ Ukraine trao nguồn thu từ các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng và một số tài sản khác cho một quỹ tái thiết và phát triển dài hạn Ukraine.

"Washington sẽ nắm quyền về kinh tế và quản trị đối với những khoản đầu tư tương lai của quỹ này", ông Bessent khẳng định.

Ông Bessent không nêu rõ Mỹ yêu cầu Ukraine trích bao nhiêu phần doanh thu từ khai thác khoáng sản vào quỹ đầu tư trên.

Tuy nhiên theo bản dự thảo được phía Mỹ đề xuất hôm 21-2 mà Financial Times đọc được, Washington muốn Kiev đóng góp 50% doanh thu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên cho đến khi tổng số tiền đóng góp đạt 500 tỉ USD.

Ngược lại Washington sẽ "giữ 100% lợi ích tài chính" từ quỹ.

Trong bài viết của mình, ông Bessent cũng nêu rõ đích thân Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chủ động đề xuất trao một phần tài nguyên đất hiếm và khoáng sản quan trọng cho Washington trong cuộc gặp với ông Donald Trump hồi tháng 9-2024 trong "kế hoạch chiến thắng" (Victory Plan).

Bộ trưởng Mỹ vạch ra viễn cảnh sau khi được ký kết, thỏa thuận sẽ mang lại những điều kiện cơ bản để thị trường Ukraine thu hút những khoản đầu tư tư nhân mạnh mẽ.

Ngoài ra sự tham gia của Mỹ vào kinh tế Ukraine cũng giúp nước này giải quyết tình trạng tham nhũng và lũng đoạn kinh tế.

Ông Bessent hứa hẹn: "Mỹ là đối tác dài hạn bền bỉ trong mối quan hệ này. Doanh thu từ những nguồn thu tương lai sẽ được tái đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu, nhằm mở khóa tối đa tiềm lực tăng trưởng của Ukraine.

Các điều khoản của thỏa thuận cũng đảm bảo các quốc gia không đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền cho Ukraine không được hưởng lợi từ sự tái thiết của đất nước này, cũng như những khoản đầu tư trên".

Ukraine chỉ ký khi có đảm bảo an ninh?

Mỹ muốn Ukraine đưa nguồn thu khoáng sản vào quỹ do Washington quản lý - Ảnh 3.

Ông Trump và ông Zelensky đang có cuộc đấu trí cân não nhằm đạt thỏa thuận khoáng sản theo ý mình - Ảnh: AFP

Báo Finanical Times khẳng định giới chức Ukraine cho rằng con số 50% và 500 tỉ USD trên là không thể chấp nhận. Do đó Kiev đang cố gắng đàm phán giảm những con số này và đưa vào những điều khoản mình mong muốn.

Một trong những điều khoản được phía Ukraine yêu cầu nhiều nhất là các đảm bảo an ninh cho tương lai.

Con số 500 tỉ USD được Washington đưa ra nhằm chi trả những khoản viện trợ nước này từng trao cho Ukraine trong quá khứ. Cả dự thảo thỏa thuận do Mỹ đưa ra và bài xã luận của ông Bessent cũng chỉ nhắc đến vấn đề kinh tế, hoàn toàn vắng bóng hứa hẹn hợp tác về an ninh trong tương lai.

Một quan chức Ukraine tham gia đàm phán chia sẻ: "Bản dự thảo đang được thảo luận cần được chỉnh sửa. Chúng tôi thấy có rất nhiều nghĩa vụ Ukraine phải thực hiện, trong khi phía Mỹ đưa ra những đề xuất rất yếu ớt. Tính đến hôm nay, bản dự thảo vẫn chưa sẵn sàng được chấp thuận ở cấp độ tổng thống".

Bản thân tổng thống Ukraine cũng khẳng định đề xuất ban đầu được ông Bessent đưa ra không phục vụ lợi ích của Kiev. Ông Zelensky mong muốn ký một thỏa thuận có nêu rõ những đảm bảo an ninh Washington có thể cung cấp.

Các quan chức cấp cao Ukraine cho biết nước này đang xây dựng một dự thảo thỏa thuận của riêng mình, và đã trao đổi về bản dự thảo này với đặc phái viên Nhà Trắng về vấn đề Ukraine Keith Kellogg trong các ngày 20 và 21-2.

Giới chức Ukraine cũng khẳng định quá trình đàm phán vẫn tiếp tục trong các ngày 22 và 23-2. Ngày 22-2, Chủ tịch Quốc hội Ukraine Ruslan Stefanchuk khẳng định Kiev có thể bắt đầu quá trình hoàn thành thỏa thuận từ ngày 24-2.

Những 'lá bài' ép Ukraine của ông Trump

Thử giả dụ cuộc xung đột Ukraine là một cuốn phim với tiết tấu lúc nhanh lúc chậm trong ba năm qua, có thể nói trong tuần qua cuốn phim này đã trải qua những khúc quanh khá bất ngờ, đi từ thái cực này đến thái cực khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Sau 3 ngày đàm phán, các nước G7 gửi đi thông điệp về sự đoàn kết dù vẫn còn nhiều bất đồng, bao gồm chia rẽ về vấn đề thuế quan.

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Nga, Ukraine tấn công nhau dữ dội hậu đàm phán

Nga và Ukraine tăng cường tấn công giữa lúc thông tin về lần đàm phán tiếp theo vẫn chưa rõ ràng.

Nga, Ukraine tấn công nhau dữ dội hậu đàm phán

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Máy bay bị thủng mũi do mưa đá, hành khách trải qua thời khắc kinh hoàng

Một chuyến bay nội địa ở Ấn Độ đã hạ cánh an toàn, song nhiều hành khách trên chuyến bay này vẫn chưa hết ám ảnh sau khi máy bay bị rung lắc mạnh do gặp phải mưa đá.

Máy bay bị thủng mũi do mưa đá, hành khách trải qua thời khắc kinh hoàng

Mỹ chính thức ngừng sản xuất đồng penny, tiết kiệm 56 triệu USD mỗi năm

Hãng tin Reuters đưa tin Mỹ chính thức ngừng sản xuất đồng xu mệnh giá thấp nhất - đồng 1 cent (penny) - từ năm 2026, dự kiến tiết kiệm được 56 triệu USD mỗi năm.

Mỹ chính thức ngừng sản xuất đồng penny, tiết kiệm 56 triệu USD mỗi năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar