03/06/2025 11:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

FIFA Club World Cup: Sẽ thay đổi làng bóng đá

Chỉ trong vài năm, FIFA đưa ra hai thay đổi mang tính thay đổi cấu trúc làng bóng đá. Đó là tăng số đội tuyển dự World Cup và tạo ra FIFA Club World Cup.

FIFA Club World Cup - Ảnh 1.

Mbappe hứa hẹn sẽ tỏa sáng ở FIFA Club World Cup - Ảnh: REUTERS

Cả hai dự án này đều hướng đến chung một mục đích là khuyến khích sự phát triển của các nền bóng đá trung bình.

Những năm đầu nhàm chán

FIFA Club World Cup vốn là một ý tưởng rất cũ, khi phiên bản đầu tiên của giải đấu ra đời vào năm 2000. Có 8 đội dự giải năm đó với 2 đại diện Nam Mỹ, 2 đại diện châu Âu và 4 CLB khác đến từ châu Phi, châu Á, châu Úc, Bắc Mỹ - Caribbean.

Real Madrid và Man United là 2 đại diện châu Âu dự giải năm đó. Dù có thực lực vượt trội nhưng chẳng ai trong hai đội này lọt vào được chung kết. Kết quả, Corinthians thắng Vasco Da Gama trong trận chung kết để lên ngôi vô địch cùng khoản tiền thưởng 6 triệu euro. Nhưng Real Madrid, dù chỉ xếp hạng 4, vẫn nhận được 3 triệu euro. Còn Man United thậm chí nhận 2,5 triệu euro dù không vượt qua được vòng bảng.

FIFA Club World Cup năm đó diễn ra vào tháng 1. Do đây là thời điểm ngay sau kỳ nghỉ đông của bóng đá châu Âu nên mọi đội bóng đều chuẩn bị bước vào giai đoạn lượt về cực kỳ khốc liệt. 

Vì vậy, có thể hiểu được vì sao cả Real Madrid lẫn Man United đều đến Brazil (chủ nhà) vào năm đó với thái độ được chăng hay chớ. Họ phải đá đến 5 trận và thắng trận chung kết để nhận 6 triệu euro. Nhưng nếu bị loại sớm vẫn nhận được 2,5 triệu euro và chỉ phải đá 3 trận. Khoảng cách chênh lệch 3,5 triệu euro đó chỉ đủ để Real Madrid trả lương cho Luis Figo trong khoảng 3 tháng.

Chiến lược của FIFA

Nhìn chung, FIFA Club World Cup trong 2 thập niên qua chỉ tồn tại như một giải đấu giao hữu, mang tính tô điểm cho phòng truyền thống của các đội bóng lớn.

FIFA có một nguyên tắc rõ ràng trong việc tổ chức FIFA Club World Cup khi giải đấu mở màn vào năm 2000, rồi bắt đầu diễn ra thường niên khi trở lại vào năm 2005. Đó là không bao giờ tổ chức ở châu Âu. Sau Brazil, FIFA Club World Cup diễn ra 4 năm liền (2005 - 2008) tại Nhật, rồi chuyển sang UAE 2 năm tiếp theo, rồi lại Nhật, rồi Morocco, UAE, Qatar, UAE, Morocco, Saudi Arabia...

Đó là chiến lược dễ hiểu của FIFA. Nhìn chung, những quốc gia có nền bóng đá chưa quá phát triển sẽ chào đón giải đấu nồng nhiệt hơn là châu Âu - nơi thừa thãi những màn so tài đỉnh cao. Chưa kể việc tổ chức ở một châu lục khác nhìn chung còn làm khó các đại diện của châu Âu, nhằm mang tính cân bằng cho giải đấu.

Cột mốc lịch sử

Phải đến lần tổ chức thứ tư (năm 2007), FIFA Club World Cup mới đón chào một nhà vô địch từ châu Âu, khi AC Milan thắng Boca Juniors 4-2 ở chung kết. Càng về sau, các đại gia châu Âu càng cho thấy sức mạnh áp đảo khi vô địch cả thảy 16/20 lần tổ chức. 

Nhưng điều đó chỉ khiến FIFA Club World Cup trở nên nhàm chán. Các đội bóng lớn của châu Âu dự giải chỉ với mục đích tô điểm cho năm hoàn hảo của họ, sau khi đã vô địch Champions League. Tiền thưởng và hiệu ứng thương mại hầu như chẳng đáng kể.

FIFA Club World Cup cứ thế trôi đi, cho đến khi FIFA quyết tâm cách tân giải đấu vào năm 2019. Năm đó, FIFA chốt phương án tạo ra phiên bản giải đấu 32 đội với số lượng suất phân bổ cho từng châu lục tương tự như World Cup của các đội tuyển quốc gia.

Để hoàn chỉnh cuộc cách tân vĩ đại của mình, FIFA tạo ra thêm FIFA Intercontinental Cup. Giải đấu này sẽ diễn ra thường niên với quy mô tương tự như cũ - tức chỉ khoảng 6 đội, là các nhà vô địch châu lục trong năm. Còn FIFA Club World Cup sẽ diễn ra 4 năm một lần, trở thành phiên bản vĩ mô của làng bóng đá cấp CLB.

Theo kế hoạch, kỳ FIFA Club World Cup phiên bản mới sẽ bắt đầu vào năm 2021 tại Trung Quốc. Nhưng đại dịch COVID-19 khiến giải đấu bị hủy bỏ và lùi lại cột mốc ra mắt vào năm 2025. Và lần này Mỹ là người đăng cai. Hơi chậm một chút, nhưng chẳng sao. Điều quan trọng là làng bóng đá sau cùng vẫn đón chào một giải đấu mang tính lịch sử.

FIFA Club World Cup có thực sự tác động đến thế? Chắc chắn.

FIFA Club World Cup - Ảnh 2.

PSG là một trong những đội bóng tham dự FIFA Club World Cup 2025 - Ảnh: REUTERS

Khi FIFA "trói" các đại gia châu Âu

Hãy nhìn vào hiệu ứng World Cup 2002 đã thúc đẩy bóng đá Hàn Quốc, Nhật Bản đến thế nào. FIFA Club World Cup tạo ra một cơ hội như vậy để các CLB của Bắc Mỹ, của châu Á có thể đụng độ những đại gia châu Âu trong những trận cầu đỉnh cao thực thụ chứ chẳng phải phiên bản giải đấu giao hữu như trước kia.

Ở phiên bản mới, thái độ của các đại gia châu Âu thay đổi đáng kể. Hãy nhìn vào phản ứng của Real Madrid. Họ sẵn sàng trả 10 triệu euro để sở hữu tân binh Trent Alexander-Arnold sớm 1 tháng, nhằm có được sự phục vụ của anh ở FIFA Club World Cup. Vì sao Real Madrid chịu chi đến thế? Vì chỉ cần tham gia sân chơi này, họ đã nhận được ít nhất 35 triệu euro tiền thưởng, và nhiều nhất có thể lên đến 110 triệu euro.

Cái gì cũng có giá của nó. FIFA đã trói buộc các CLB lớn của châu Âu điều khoản "phải mang đến giải đội hình tốt nhất". Không ai phàn nàn, vì tại đây họ nhận được số tiền thưởng tương đương ở Champions League.

Không hề quá lời khi khẳng định FIFA Club World Cup tạo nên cột mốc lịch sử cho làng bóng đá. Sau hơn 2 thập niên, làng túc cầu thế giới cũng thực sự chào đón một phiên bản giải đấu mang ý nghĩa "World Cup của các CLB".

FIFA Club World Cup - Ảnh 3.

Messi khoác áo Inter Miami đá trận khai mạc giải đấu - Ảnh: REUTERS

Inter Miami của Messi sẽ đá trận khai mạc

FIFA Club World Cup 2025 sẽ diễn ra từ 14-6 (giờ địa phương) đến hết 13-7. Giải đấu bao gồm 32 đội, với UEFA góp tổng cộng 12 đại diện. Kế đến là Nam Mỹ (CONMEBOL) có 6 suất, Bắc Trung Mỹ - Caribbean (CONCACAF) có 4 suất chính thức và thêm 1 suất chủ nhà. Châu Á và châu Phi có cùng 4 suất, còn châu Úc có 1 suất.

Inter Miami của Messi dự giải với tư cách chủ nhà và sẽ đá trận khai mạc gặp Al Ahly. Giải đấu diễn ra tương tự mô hình World Cup kiểu cũ, tức 32 đội chia làm 8 bảng, rồi bước vào vòng đấu loại trực tiếp…

Seattle Sounders ‘bóc phốt’ MLS: Tiền FIFA Club World Cup về đâu?

Trong trận đấu với Minnesota United cuối tuần qua, các cầu thủ Seattle Sounders đã khiến cả giải MLS phải 'nóng mặt' khi đồng loạt mặc áo thun in dòng chữ 'Club World Cup Ca$h Grab' nhằm phản đối cách chia tiền thưởng từ FIFA Club World Cup.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyệt chiêu độc giúp thủ môn Hampton cản phá thành công 2 quả phạt đền

Rạng sáng ngày 28-7, trong hành trình bảo vệ thành công chức vô địch Euro 2025 của các cầu thủ nữ tuyển Anh, không thể không nhắc đến công lớn của thủ môn Hannah Hampton - người đã sử dụng tuyệt chiêu độc lạ trong lúc cản phá penalty.

Tuyệt chiêu độc giúp thủ môn Hampton cản phá thành công 2 quả phạt đền

Phục thù Tây Ban Nha, tuyển nữ Anh bảo vệ thành công chức vô địch Euro

Rạng sáng 28-7, tại chung kết Euro nữ 2025, tuyển nữ Anh đánh bại Tây Ban Nha sau loạt luân lưu kịch tính để lên ngôi vô địch.

Phục thù Tây Ban Nha, tuyển nữ Anh bảo vệ thành công chức vô địch Euro

Lịch trực tiếp Giải U23 Đông Nam Á 2025: U23 Thái Lan và Philippines tranh hạng ba

Lúc 20h hôm nay 28-7, U23 Thái Lan sẽ chạm trán U23 Philippines ở trận tranh hạng ba Giải U23 Đông Nam Á 2025 đang tổ chức tại Indonesia.

Lịch trực tiếp Giải U23 Đông Nam Á 2025: U23 Thái Lan và Philippines tranh hạng ba

CLB Ninh Bình công bố 'bom tấn' Việt kiều Đỗ Nguyễn Thành Chung

Cầu thủ Việt kiều Đỗ Nguyễn Thành Chung, người đang đá chính ở Giải vô địch quốc gia Bulgaria và từng lên tuyển U21 nước này, chính thức đầu quân cho CLB Ninh Bình.

CLB Ninh Bình công bố 'bom tấn' Việt kiều Đỗ Nguyễn Thành Chung

U23 Việt Nam tập tối, rèn chiến thuật để thắng Indonesia

Ngoài việc tập trung rèn giũa các mảng miếng chiến thuật cho U23 Việt Nam, HLV Kim Sang Sik còn tính toán nhân sự chuẩn bị cho trận chung kết với U23 Indonesia.

U23 Việt Nam tập tối, rèn chiến thuật để thắng Indonesia

Chung kết U23 Việt Nam - Indonesia có VAR hay không vẫn chưa chắc chắn

Chưa có bất kỳ xác nhận nào về việc trận chung kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 giữa U23 Việt Nam và Indonesia sẽ sử dụng công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR).

Chung kết U23 Việt Nam - Indonesia có VAR hay không vẫn chưa chắc chắn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar