28/11/2020 16:57 GMT+7

Facebook đang tiếp tay xóa chứng cứ tội phạm?

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Các nhà nghiên cứu cho rằng bên quản lý Facebook đã gây rất nhiều cản trở cho họ khi xóa đi các bằng chứng liên quan đến tội phạm, hành động phi pháp. Và không chỉ có Facebook.

Facebook đang tiếp tay xóa chứng cứ tội phạm? - Ảnh 1.

Các tạo tác mỹ nghệ thường là mục tiêu bị đánh cắp - Ảnh: AFP

Pha xử lý gọn nhẹ nhưng hóa "cồng kềnh" của Facebook

Ngày 24-10, một người buôn bán trái phép ở Darnah, Libya đã đăng tải hàng loạt các quảng cáo bất thường. Kẻ này rao bán một bức tượng Greco-Roman (Hi Lạp - La Mã) bán thân choàng lớp áo của những người đàn ông thời La Mã cổ bằng đá hoa cương. 

Bức tượng này vốn bị đánh cắp từ bảo tàng. Kẻ buôn bán đã đăng các ảnh chụp bức tượng lên các nhóm kín trên mạng xã hội Facebook chuyên mua bán đồ cổ.

Mặc dù Facebook cấm hoạt động buôn bán các vật tạo tác có tính lịch sử kể từ tháng 6, họ lại thiếu chuyên gia để giám sát các bài đăng được viết bằng tiếng Ả Rập. Kết quả là thị trường chợ đen của các món đồ trộm cắp ngày càng nở rộ trên nền tảng này. 

Facebook đang tiếp tay xóa chứng cứ tội phạm? - Ảnh 2.

Các nhóm bí mật rao bán phi pháp trên Facebook thường dùng tiếng Ả Rập gây khó khăn cho Facebook kiểm duyệt - Ảnh: ATHAR PROJECT

Các chuyên gia cho biết khi đã xác định được các nhóm làm trái với các nguyên tắc của mình, Facebook chỉ đơn giản xóa các bài viết đi. Điều này đồng nghĩa với việc họ xóa bỏ đi tất cả các tư liệu quan trọng phục vụ cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về món đồ bị đánh cắp.

"Đây là những bằng chứng vô cùng quan trọng trong nỗ lực hồi trả vật phẩm và liên quan đến các tội ác chiến tranh. Facebook xóa chúng đi khiến vấn đề này dần thêm tồi tệ", bà Katie Paul - đồng giám đốc của dự án về mua bán trái phép cổ vật và nghiên cứu nhân chủng học di sản (ATHAR Project), nhận định với báo The Verge.

"Thật sự rất khó chịu và khó giải quyết. Khi Facebook xóa bỏ các chứng cứ mà các tên này tự đăng lên, chúng tôi không chỉ mất đi khả năng lần theo dấu vết của món tài sản văn hóa và trao trả cho nơi bị đánh cắp mà còn mất luôn tất cả hi vọng xác định và ngăn chặn những kẻ ác đang kiếm tiền từ chúng", Samuel Hardy - nghiên cứu sinh chuyên ngành di sản và xung đột văn hóa - nêu bức xúc.

Vấn đề chung của các "ông lớn"

Tuy nhiên, Facebook không phải là nền tảng duy nhất đang vật lộn với việc làm sao vừa có thể giúp cảnh sát vừa giữ được các chứng cứ cho những nhóm nghiên cứu như ATHAR. 

YouTube cũng đã nhận nhiều phê bình khi gỡ bỏ các nội dung cực đoan mà các nhà nghiên cứu đang cố xem xét. Tuy rằng đôi khi cả hai công ty này cũng giữ lại bằng chứng theo yêu cầu của luật pháp, chính sách này thực chất không giúp gì được cho hầu hết các nhà nghiên cứu học thuật.

Facebook đang tiếp tay xóa chứng cứ tội phạm? - Ảnh 3.

Những nhóm kín có hàng nghìn đến hàng trăm nghìn thành viên, đăng tải nhiều món vật trộm cắp có giá trị lịch sử - Ảnh: ATHAR PROJECT

"Chúng tôi không có ý rằng tất cả các nội dung như vậy phải được công khai mãi, nhưng điều quan trọng là các nội dung này cần được lưu trữ để các nhà nghiên cứu, nhóm nhân quyền, học viện, luật sư có thể tiếp cận và sử dụng cho một số trách nhiệm pháp lý" - nhà nghiên cứu Jeff Deutch tại Syrian Archive nói, khi đề cập đến các video trên YouTube có nội dung vi phạm nhân quyền.

Trên Facebook, vấn đề này đã tồn tại rất nhiều năm nay. Những cố gắng nghiên cứu về công cụ nhắm mục tiêu của quảng cáo trên Facebook cũng dần bị làm nản chí, bởi công ty không muốn chia sẻ dữ liệu cho các học viện.

Đối với trường hợp rao bán đồ mỹ nghệ, chính sách riêng tư của Facebook đã mang tới nhiều "lợi ích" ngoài dự liệu, bởi các tên tội phạm sử dụng những nhóm bí mật và tin nhắn mã hóa để hoạt động trái phép.

"Việc này biến Facebook trở thành mạng xã hội cung cấp các cơ hội cho những tổ chức cực đoan, bạo lực và băng nhóm tội phạm hoạt động "giữa ban ngày" mà không gặp nhiều khó khăn", ATHAR viết trong một báo cáo.

Kể từ năm 2014, các cổ vật đánh cắp đã trở thành một nguồn quỹ lớn cho các tổ chức khủng bố như nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Vùng Trung Đông được biết đến là vùng đất giàu có về các tạo tác văn hóa và thị trường đồ trộm cắp không được kiểm soát nhiều bằng mua bán ma túy hay vũ khí. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng tại các vùng hay xảy ra xung đột, nơi mà hoạt động mua bán cổ vật là một tội ác chiến tranh.

Anh áp đặt cơ chế cạnh tranh mới cho Google, Facebook, ngăn chèn ép công ty nhỏ

TTO - Anh sẽ áp đặt một cơ chế cạnh tranh mới trong năm 2021 để ngăn Google và Facebook sử dụng ưu thế thống trị của mình để chèn ép các công ty nhỏ và gây bất lợi cho người tiêu dùng.

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam (pha 1) có thông tin về 600 công nghệ chào bán dưới dạng thiết bị, máy móc; 50 nhu cầu tìm mua công nghệ; 150 chuyên gia tư vấn và môi giới công nghệ.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất cơ chế đăng ký hoạt động khoa học công nghệ đơn giản, linh hoạt hơn.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Công nghệ VR/AR cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh khối u, mạch máu, thần kinh hoặc cơ quan nội tạng mà không cần mổ hở...

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar