21/12/2020 09:22 GMT+7

EVN hoàn thành nhiệm vụ thắp sáng đảo xa

QUANG ĐỈNH
QUANG ĐỈNH

TTO - Từ dự án cấp điện lưới quốc gia trên không vượt biển đầu tiên bằng đường dây 35kV cho đảo Cát Hải (TP Hải Phòng), đến nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành việc tiếp nhận và bán điện trực tiếp tại 11/12 huyện đảo.

EVN hoàn thành nhiệm vụ thắp sáng đảo xa - Ảnh 1.

Thi công kéo cáp ngầm ra đảo Cô Tô - Ảnh: EVN

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) góp phần không nhỏ trong việc từng bước vươn xa cấp điện đầy đủ, liên tục, ổn định cho các đảo có dân cư sinh sống, góp phần phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Gian nan thi công, vận hành

Dấu ấn quan trọng nhất trong hành trình đưa điện ra đảo của EVN chính là việc triển khai các dự án cấp điện bằng cáp ngầm xuyên biển ra các đảo. Trong đó, công trình vượt biển Hà Tiên đưa điện ra đảo Phú Quốc gặp không ít gian nan, vì đây là tuyến cáp ngầm 110kV xuyên biển dài nhất Đông Nam Á với chiều dài 57,33km. Còn với dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Lại Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang), đến 40% thời gian thi công dự án, EVN phải chống chọi, thực hiện thi công trong điều kiện sức gió từ cấp 5 trở lên.

Ngay huyện đảo gần đất liền nhất là Cồn Cỏ cũng cách đất liền 25km, độ sâu của biển có nơi đến trên 90m, nên việc thi công cũng hết sức khó khăn.

Hay với dự án cấp điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm 22kV đầu tiên ra huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), quy mô xây dựng gần 40km đường dây truyền tải điện 110kV, 25km cáp 22kV đi ngầm dưới biển, 14 trạm biến áp và khoảng 35km đường dây trung, hạ thế được thi công trong thời gian "thần tốc" 11 tháng. Các đơn vị thi công đã dùng khinh khí cầu để kéo dây cáp mồi, rải căng đường dây tải điện 110kV. Đây là một bước tiến quan trọng về công nghệ, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam trong xây lắp đường dây cao thế ở những vị trí có địa hình phức tạp.

Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu không ổn định, gió mạnh, kéo cáp ngầm qua eo biển, vướng tàu bè qua lại, qua các khu rừng bảo tồn nên đơn vị thi công phải tính toán thật chi tiết, huy động thêm thiết bị, tàu thuyền để cảnh giới thi công.

Đến ngày 1-8-2017, EVN chính thức tiếp nhận, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành để toàn bộ hệ thống điện trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 hoạt động liên tục, ổn định. Quá trình vận hành hệ thống điện nơi "đầu sóng ngọn gió", thường xuyên phải hứng chịu dông bão khắc nghiệt. Chưa kể, do ảnh hưởng của khí hậu biển, các thiết bị điện trên đảo dễ bị hư hỏng do hàm lượng muối trong không khí cao, gây nhiều nguy cơ cho việc vận hành hệ thống điện.

EVN hoàn thành nhiệm vụ thắp sáng đảo xa - Ảnh 2.

Thi công kéo cáp ngầm vượt biển ra đảo Lý Sơn - Ảnh: VIỆT HÀ

Chủ động bù lỗ cho giá bán điện ở các đảo

Để triển khai các dự án thắp sáng biển đảo, EVN đã phải chủ động huy động nguồn vốn rất lớn. Chỉ riêng giai đoạn 2013 - 2018, EVN đã thực hiện đầu tư hơn 7.500 tỉ đồng để cấp điện lưới quốc gia cho các huyện đảo. Nhờ đó, quy mô hệ thống điện cấp cho các huyện đảo tăng nhanh chóng. Hệ thống lưới điện trung, hạ áp tăng 350 - 400%, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của người dân trên đảo liên tục 24/24h.

Thế nhưng trên thực tế, các dự án cấp điện ra đảo với suất đầu tư cao, không mang lại hiệu quả tài chính khiến EVN gặp không ít khó khăn trong việc thuyết phục các nhà tài trợ vốn. Ngoài một phần tài chính từ nguồn ngân sách, EVN đã chủ động làm việc với các tổ chức, ngân hàng quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW)... để thu xếp các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi cùng các hình thức xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực xã hội để huy động vốn cho những dự án điện hải đảo.

Khi thực hiện tiếp nhận, quản lý bán điện trực tiếp tại các huyện đảo, xã đảo, EVN đều phải bù lỗ khi giá thành sản xuất điện khoảng 5.000 đồng/kWh, cá biệt có nơi lên tới 72.552 đồng/kWh (tại huyện đảo Trường Sa). Căn cứ Quyết định 28/2014/QĐ-TTg ngày 7-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, từ 1-6-2014 giá bán điện trên đảo bằng giá bán điện trên đất liền, nên hằng năm EVN phải bù lỗ cấp điện cho các huyện đảo khoảng 200 tỉ đồng.

Trước khi EVN tiếp nhận và quản lý bán điện trực tiếp cho các đảo, người dân trên các đảo chỉ được cấp điện từ những nguồn phát diesel trong khoảng 5 - 9 giờ trong ngày. Công suất các nguồn điện cấp chủ yếu chỉ đủ để phục vụ chiếu sáng và những sinh hoạt cần thiết (tivi, quạt, radio...).

Sau khi được EVN tiếp nhận và quản lý bán điện trực tiếp, các huyện đảo đã được cấp điện 24/24h, hệ thống lưới điện đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Một điều quan trọng là người dân được hưởng giá điện thống nhất trên toàn quốc, không phải chịu giá điện cao như trước đây (4.000 - 6.000 đồng/kWh). Có điện, người dân trên đảo có cơ hội thoát nghèo, từng bước làm giàu và yên tâm bám biển.

Đại diện EVN cho biết luôn xem nhiệm vụ cấp điện biển đảo là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Trong năm nay và giai đoạn tiếp theo, EVN tiếp tục tập trung triển khai các dự án đầu tư cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo theo quyết định của Chính phủ.

82/85 xã đảo có điện

Ngày 18-8-2020, EVN đã đóng điện kỹ thuật thành công dự án cấp điện bằng cáp ngầm 22kV xuyên biển cho xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cung cấp điện ổn định và liên tục từ lưới điện quốc gia cho hơn 650 hộ dân (trên 2.500 nhân khẩu) trên đảo Nhơn Châu. Tính đến nay, EVN đã tiếp nhận và bán điện trực tiếp tại 11/12 huyện đảo, 82/85 xã đảo. 6 huyện đảo được cung cấp điện bằng nguồn lưới điện quốc gia gồm: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang). 5 huyện đảo được cung cấp điện bằng nguồn điện tại chỗ (kết hợp máy phát điện diesel với điện mặt trời và điện gió) gồm: Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Vũng Tàu).

Gần 29 triệu khách hàng sẽ được hỗ trợ tiền điện, EVN giảm doanh thu 3.000 tỉ đồng

TTO - Số tiền mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ hỗ trợ để giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng trong đợt 2 dự kiến là 3.000 tỉ đồng

QUANG ĐỈNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Công an tỉnh Lạng Sơn xác định đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm theo phương thức đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, liên quan nhiều địa phương, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới.

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Cảng nước sâu Mỹ Thủy có khả năng đón tàu 100.000 tấn đang gấp rút thi công, để đưa 1 bến cảng vào hoạt động cuối năm 2025, cùng với mong muốn biến cảng này thành một trong những cảng trung tâm cả nước.

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar