20/04/2021 13:29 GMT+7

EU tăng hiện diện ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, nói ‘Biển Đông cần tự do và cởi mở’

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng cường sự can dự sâu hơn tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt với những đối tác đã công bố các cách tiếp cận tại khu vực này.

EU tăng hiện diện ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, nói ‘Biển Đông cần tự do và cởi mở’ - Ảnh 1.

Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell tại một cuộc họp qua điện thoại của các ngoại trưởng EU ngày 19-4 - Ảnh: REUTERS

Cuối tuần qua, ngoại trưởng 27 nước thành viên EU đã thông qua "Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Trong thông cáo ngày 20-4 của phái đoàn EU tại Việt Nam, EU khẳng định kết luận của Hội đồng về chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thể hiện sự nhận thức của EU về tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực này, và cam kết củng cố vai trò của mình trong hợp tác với các đối tác tại đây.

Theo đó, sự hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vô cùng quan trọng trong việc thực hiện nghị trình toàn cầu của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Trong những năm qua, EU nhấn mạnh họ đã liên tục có những đóng góp đáng kể trong khu vực về hợp tác phát triển và hỗ trợ nhân đạo, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tình trạng mất đa dạng sinh học và ô nhiễm, đồng thời góp phần duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm cả vấn đề quyền con người và tự do hàng hải.

"Do vậy, EU có một lợi ích lớn tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và có mọi lợi ích trong việc duy trì một cấu trúc khu vực cởi mở và dựa trên luật lệ. Tuy nhiên, những biến động hiện tại ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã làm nảy sinh sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt, làm gia tăng áp lực lên thương mại và các chuỗi cung ứng cũng như những căng thẳng trong các lĩnh vực công nghệ, chính trị và an ninh. Tính phổ quát của quyền con người cũng đang bị thách thức. 60% thương mại đường biển thế giới đi qua các đại dương của khu vực, trong đó một phần ba là đi qua Biển Đông. Các tuyến đường của khu vực này cần phải được duy trì sự tự do và cởi mở", phía EU cho biết.

Vì lý do trên, EU khẳng định sẽ tăng cường sự can dự sâu hơn tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là với những đối tác đã công bố các cách tiếp cận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của riêng họ.

Việc thông qua kết luận của hội đồng cho phép EU tăng cường hợp tác hơn nữa trong nhiều lĩnh vực như quản trị đại dương, y tế, nghiên cứu và công nghệ, an ninh và quốc phòng, kết nối và củng cố hợp tác cùng nhau trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu.

"EU mong muốn được hợp tác với mọi đối tác của mình trong tất cả các lĩnh vực này, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ chung trong giải quyết các tác động to lớn về kinh tế và con người của cuộc khủng hoảng COVID-19, đảm bảo một sự phục hồi kinh tế - xã hội xanh, bền vững và bao trùm, đồng thời tạo ra các hệ thống y tế có sức chống chịu tốt hơn", thông cáo nêu.

Châu Âu 'xoay trục' về biển châu Á

TTO - Ngày 16-3, Anh công bố những thay đổi chiến lược quan trọng, trong đó tuyên bố 'xoay trục' về "trung tâm địa chính trị" mới của thế giới là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thể hiện sự quan tâm ngày một lớn của châu Âu với khu vực này.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 21-5: Mỹ làm hệ thống phòng không Vòm Vàng 175 tỉ USD; Lo Israel đánh Iran

Giáo hoàng Leo XIV sẵn sàng làm trung gian đàm phán Nga - Ukraine; EU công bố vòng trừng phạt mới với Nga, ông Trump cứ từ từ.

Tin tức thế giới 21-5: Mỹ làm hệ thống phòng không Vòm Vàng 175 tỉ USD; Lo Israel đánh Iran

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar