28/07/2021 20:43 GMT+7

EU, Mỹ mua trước các loại thuốc trị COVID-19 đang được nghiên cứu

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Tương tự như đã mua trước các loại vắc xin COVID-19 tiềm năng được thử nghiệm trước đây, các nước phương Tây tiếp tục có chiến lược mua trước các loại thuốc trị COVID-19 đang được nghiên cứu phát triển.

EU, Mỹ mua trước các loại thuốc trị COVID-19 đang được nghiên cứu - Ảnh 1.

Thuốc Sotrovimab do Hãng dược GlaxoSmithKline phát triển để trị COVID-19 đã được EU đặt hàng mua trước - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, ngày 28-7 Liên minh châu Âu (EU) đã ký hợp đồng với Hãng dược GlaxoSmithKline (GSK) để mua trước thuốc trị COVID-19 thuộc nhóm kháng thể đơn dòng đang được nghiên cứu là Sotrovimab.

Thuốc Sotrovimab do GSK hợp tác với Tập đoàn công nghệ sinh học Vir Biotechnology của Mỹ phát triển. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh nhân có nguy cơ cao có các triệu chứng nhẹ, không cần thở oxy.

Thỏa thuận này là tín hiệu cho thấy thế giới có thể sớm có thuốc điều trị COVID-19 vì hiện nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phía GSK xác nhận về thỏa thuận với EU trong tuyên bố cùng ngày.

GSK cho biết thỏa thuận đại diện cho "một bước tiến quan trọng trong điều trị COVID-19" ở châu Âu. Hợp đồng mua trước này đã được 16/27 nước thành viên EU ủng hộ. Các nước có thể xúc tiến mua Sotrovimab sau khi thuốc được EMA hoặc các cơ quan quản lý dược quốc gia phê duyệt.

Giá thỏa thuận cho các giao dịch mua trước dạng này không được tiết lộ. Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến giá thuốc. Các kháng thể đơn dòng bắt chước các kháng thể tự nhiên cơ thể tạo ra để chống lại mầm bệnh.

Hiện thuốc Sotrovimab hiện đang được Cơ quan Dược châu Âu (EMA) đánh giá. Thuốc cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ và trung bình nhưng có nguy cơ chuyển biến nặng cao.

Trước đó, vào tháng 4-2021, EU ký hợp đồng với Công ty Roche của Thụy Sĩ để mua khoảng 55.000 liều thuốc tiềm năng trị COVID-19 mà Roche phối hợp với đối tác Mỹ phát triển.

Ngoài các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng, loại thuốc trị COVID-19 duy nhất khác mà EU đã mua là Remdesivir, một loại thuốc kháng virus của Hãng Gilead, số lượng khoảng nửa triệu liệu trình.

Trước đó, ngày 9-6, Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ xác nhận Chính phủ Mỹ đã cam kết chi 1,2 tỉ USD để mua khoảng 1,7 triệu liệu trình thuốc trị COVID-19 Molnupiravir, do 2 công ty Merck và Ridgeback Biotherapeutics phát triển, nếu thuốc được FDA cấp phép.

Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ hoặc vừa. Thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 cho thấy thuốc có hiệu quả 100% trên các bệnh nhân COVID-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.

Cho đến nay, việc phát triển vắc xin COVID-19 xem như đã thành công, nhưng thế giới vẫn cần đẩy mạnh phát triển thuốc kháng virus điều trị căn bệnh này để bảo vệ những người đã tiêm nhưng vắc xin không hiệu quả, không thể tiêm vắc xin do cơ địa hoặc không muốn tiêm.

Nhiều công ty dược trên thế giới như Pfizer, AstraZeneca đều đang nghiên cứu thuốc trị các triệu chứng sớm của COVID-19.

Các thuốc điều trị COVID-19 sẵn có và đang thử nghiệm, mang lại hy vọng

TTO - Các đột biến có thể tạo ra nhiều biến chủng mới có khả năng kháng thuốc. Do vậy, việc phát triển các thuốc kháng virus hiệu quả cần nhắm vào các "mục tiêu bảo tồn" - chính là những thành phần của virus SARS-CoV-2 hiếm khi thay đổi.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar