19/10/2018 07:45 GMT+7

EU muốn kết nối với châu Á

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 12 được đánh giá sẽ là nơi thể hiện "chiến lược kết nối châu Á" của châu Âu nhằm kết nối hai lục địa trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.


EU muốn kết nối với châu Á - Ảnh 1.

Đại diện cấp cao về ngoại giao và chính sách an ninh của EU Federica Mogherini - Ảnh: Reuters

Ngày 18-10, giờ Bỉ, 28 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) gặp 20 lãnh đạo châu Á bao gồm Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tham dự bất chấp các cáo buộc tấn công tin tặc châu Âu gần đây.

Theo AFP, hệ thống thương mại quốc tế sẽ là trọng tâm của hai ngày thượng đỉnh.

"Những ai muốn nhanh chóng chấn chỉnh (thương mại) mà không có luật lệ rõ ràng thì tôi sẽ nói rằng nó không đáng. Một thế giới không có luật lệ chắc chắn là một thế giới hỗn loạn" - Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói.

Đại diện cấp cao về ngoại giao và chính sách an ninh của EU Federica Mogherini cho biết cuộc thượng đỉnh không nhắm vào Mỹ nhưng cho biết "lịch trình thảo luận của chúng tôi ủng hộ chủ nghĩa đa phương, từ hệ thống Liên Hiệp Quốc, chống biến đổi khí hậu, các thỏa thuận quốc tế và không phổ biến về thương mại tự do và công bằng".

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về "chiến lược kết nối châu Á" của EU nhằm cải thiện liên kết giữa hai châu lục về giao thông lẫn kỹ thuật số, năng lượng và nâng cao các tiêu chuẩn về lao động, môi trường.

Hội nghị cũng là cơ hội để châu Âu mở rộng vai trò ngoại giao quốc tế. Các lãnh đạo châu Âu dự kiến sẽ thảo luận với tổng thống Hàn Quốc về vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, EU có thể tranh thủ sự ủng hộ của châu Á trong vấn đề Iran.

Hội nghị ASEM diễn ra trong bối cảnh châu Âu lẫn châu Á đều căng thẳng trước các đòn thuế của Mỹ.

"Việc bảo vệ trật tự quốc tế của các tổ chức thương mại tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế là trọng tâm hợp tác giữa châu Á và châu Âu" - trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Zhang Jun nói.

EU muốn kết nối với châu Á - Ảnh 2.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn

Ông Trump chúc mừng và thông báo Nga và Ukraine đã hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù binh, khẳng định việc này sẽ sớm được thực hiện.

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn

Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng

Vụ việc xảy ra gần thành phố Johannesburg của Nam Phi, quốc gia có một số mỏ vàng sâu nhất và lâu đời nhất thế giới.

Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ giữ lại các bộ trưởng phụ trách thương mại, tài chính, ngân sách và kinh tế, nhưng sẽ thay ngoại trưởng trong cuộc cải tổ nội các của ông.

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Hôm 23-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Shinjiro Koizumi cam kết sẽ sớm đưa gạo giá rẻ từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường, nhằm ngăn người dân chuyển sang tiêu thụ gạo nhập khẩu.

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar