19/03/2020 17:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

EU đóng cửa biên giới, hàng xuất khẩu Việt Nam có bị ảnh hưởng?

N.AN
N.AN

TTO - Dự báo xuất khẩu quý I và II của Việt Nam sang EU có thể giảm từ 6-8%, nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 6 theo Bộ Công thương.

EU đóng cửa biên giới, hàng xuất khẩu Việt Nam có bị ảnh hưởng? - Ảnh 1.

Một doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đi EU - Ảnh: NGỌC AN

Trước thông tin về việc EU đóng cửa biên giới làm ảnh hưởng lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ Công thương đã chính thức phát đi thông tin.

Theo đó, kể từ 17-3, lần đầu tiên lãnh đạo của tất cả các quốc gia thành viên EU đã thống nhất với đề xuất của Ủy ban châu Âu thông qua một kế hoạch chung đóng cửa biên giới khu vực lãnh thổ EU. Tuy nhiên, việc đóng cửa biên giới (closure of external borders) không phải là phong tỏa (lockdown).

Bộ Công thương cho rằng quy định kiểm soát dịch bệnh này của EU trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU, bởi lẽ quy định này chỉ áp dụng đối với hành trình di chuyển của các cá nhân, còn hoạt động vận chuyển, thông thương hàng hóa cơ bản không bị hạn chế.

Chủ tịch Liên minh châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen nhấn mạnh: "Hàng hóa, các dịch vụ cơ bản đến EU cần phải được tiếp tục lưu thông để bảo đảm nguồn cung ứng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, linh kiện sản xuất, thuốc men…".

Tuy nhiên xét trên một số khía cạnh kinh tế, Bộ Công thương cho rằng các biện pháp kiểm soát dịch trên thực tế sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa từ khâu xuất khẩu, vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ đến tiêu thụ hàng hóa; gây gián đoạn hoặc làm chậm trễ dòng chảy kinh tế - thương mại - dịch vụ.

Ngoài ra, lượng cung - cầu của thị trường; nhu cầu trao đổi hàng hóa; các hoạt động giao thương giữa EU với các đối tác trong đó có Việt Nam cũng sẽ phần nào bị hạn chế. Nhu cầu mua sắm hàng hóa không quá thiết yếu như hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại… (đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU) khả năng sẽ suy giảm, mặc dù sức mua đối với các mặt hàng này vẫn có thể được duy trì.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, hàng hóa nhập khẩu vào các nước EU bằng đường hàng không có thể bị ảnh hưởng đáng kể do nhiều chuyến bay bị hoãn, hủy hoặc cắt giảm. Ngoài ra, vận tải nội khối cũng ít nhiều bị ảnh hưởng do một số quốc gia siết quy định kiểm soát biên giới.

Ngoài ra, các quy định liên quan đến kiểm soát dịch cũng có thể sẽ gây đình trệ việc ký kết các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới giữa Việt Nam với các đối tác EU; cản trở các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư; cản trở việc di chuyển của các chuyên gia và lao động trong những lĩnh vực bị hạn chế trong bối cảnh siết chặt cách ly để chống dịch.

Ba tháng đầu năm là chu kỳ giảm xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU do có nhiều ngày nghỉ của cả hai bên, kết hợp với việc doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chờ EVFTA có hiệu lực mới xuất hàng để được hưởng thuế quan ưu đãi, cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế của EU suy giảm như hiện nay thì triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được dự báo là tương đối thấp.

Cụ thể, Bộ Công thương cho rằng xuất khẩu quý I và quý II của Việt Nam sang EU dự báo có thể giảm từ 6% đến 8%, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến tháng 6. Một số mặt hàng chủ lực như máy tính, điện thoại và linh kiện dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh do gặp khó khăn cả về khâu cung ứng lẫn nhu cầu thị trường giảm.

Tăng trưởng xuất khẩu nửa cuối năm 2020 có thể khả quan hơn do bệnh dịch được đẩy lùi và EVFTA đi vào hiệu lực. Do vậy, các doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp, đồng thời có phương án chuyển đổi hình thức xúc tiến thương mại như quảng bá trực tuyến, kết nối doanh nghiệp trực tuyến để duy trì và phát triển thị trường ngay cả khi dịch bệnh đang diễn ra; bảo đảm có thể nhanh chóng khôi phục mọi hoạt động ngay sau khi dịch bệnh suy giảm và kết thúc.

Hiện nay, EU là đối tác thương mại quan trọng, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU tương đối lớn. Trong năm 2019, lượng hàng hóa xuất khẩu qua đường biển đạt 20,5 tỉ euro, đường hàng không đạt 14,5 tỉ euro, đường sắt đạt 671 triệu euro; trong khi nhập khẩu qua đường biển, đường hàng không và đường sắt lần lượt là 5,9 tỉ euro, 3,56 tỉ euro và 9 triệu euro.

Xuất khẩu điện thoại, máy tính, giày dép... sang Mỹ tăng khủng

TTO - Trong 2 tháng đầu năm, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm điện thoại, máy tính, giày dép… của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh, đạt hơn 10 tỉ USD.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: EVFTA EU xuất khẩu EU

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán tuần mới: Lên 1.400 hay lùi về 1.350 điểm, điều gì đang chờ thị trường?

Dòng tiền lan tỏa có thể giúp VN-Index vượt mốc 1.400 điểm trong tháng 7, nhưng các sự kiện khó lường về diễn biến thuế quan trong tuần này.

Chứng khoán tuần mới: Lên 1.400 hay lùi về 1.350 điểm, điều gì đang chờ thị trường?

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ

Chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra những cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ.

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ

Khám phá tam giác trị liệu tại 'Đảo châu Âu' - biểu tượng Wellness Island tại miền Trung

Trên diện tích 33ha, cư dân của 243 căn biệt thự được sống biệt lập, kín đáo, chăm sóc sức khỏe từ tam giác trị liệu: sống thư thái từ tác động gian mặt nước, các khu vườn chủ đề ngay bên thềm nhà, tận hưởng dịch vụ cao cấp tại Wellness Clubhouse.

Khám phá tam giác trị liệu tại 'Đảo châu Âu' - biểu tượng Wellness Island tại miền Trung

Ông Putin: Nhóm BRICS đã vượt mặt G7 'chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu'

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nhóm BRICS đã vượt qua nhóm 7 nước công nghiệp phát triển G7 (gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ) về GDP.

Ông Putin: Nhóm BRICS đã vượt mặt G7 'chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu'

Tin tức sáng 7-7: Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn tiếp tục được hỗ trợ mức quy định

Một số tin tức đáng chú ý: Khối ngoại mua ròng chứng khoán mạnh nhất 2 năm; Phạt Chứng khoán CV vì không gửi báo cáo liên quan rửa tiền...

Tin tức sáng 7-7: Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn tiếp tục được hỗ trợ mức quy định

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar