19/03/2016 05:53 GMT+7

​EU đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về nhập cư

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt thỏa thuận về việc trả lại người nhập cư mới đến Hi Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư.

Từ trái sang: Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels - Ảnh: AP

Theo New York Times, lãnh đạo của 28 quốc gia trong EU và thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã chấp nhận thỏa thuận này sau 2 ngày đàm phán trong bối cảnh nhiều tổ chức nhân quyền phản đối mạnh mẽ, nói thỏa thuận đã vi phạm luật pháp quốc tế về cách đối xử với người tị nạn.

Hiệu lực của thỏa thuận sẽ bắt đầu từ chủ nhật tuần này, 20-3. Theo đó, bất cứ di dân nào tới Hi Lạp sau ngày 20-3 đều sẽ phải qua một cuộc phỏng vấn ngắn để quyết định xem họ họ ở lại hay sẽ bị trả lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Với mỗi một di dân bị trả lại Thổ Nhĩ Kỳ, EU sẽ chấp nhận tạo nơi cư trú an toàn cho một người tị nạn Syria đang ở trong các khu lều trại của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cụ thể thỏa thuận yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải được hỗ trợ khoảng 6,6 tỉ USD để giúp các tổ chức trong nước này lo toan các việc liên quan tới gần 3 triệu di dân đã tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng với đó là những cam kết về việc cấp tự do đi lại cho 75 triệu công dân Thổ Nhĩ Kỳ trong hầu như toàn bộ châu Âu và sau rốt là tái khởi động lại những cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc nước này trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Hàng chục ngàn người đang sống trong những điều kiện sinh hoạt tồi tệ tại khu vực biên giới của Hi Lạp với Macedonia khi Macedonia từ chối không cho phép họ vượt qua biên giới.

Bản thỏa thuận đạt được giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ ngày thứ sáu, 18-3, chỉ áp dụng với các di dân mới tới Hi Lạp, không bao gồm những người đã ở đó.

Thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy sự thỏa hiệp đau đớn của châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ đã nắm thế trên và châu Âu buộc phải chấp nhận một số yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ để được nước này hợp tác trong việc ngăn chặn dòng người nhập cư vẫn đang tiếp tục đổ về Hi Lạp mỗi ngày.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk xác nhận thông tin đạt được thỏa thuận. Trên tài khoản Twitter, ông Tusk cho biết đã có “sự nhất trí hoàn toàn giữa các nhà lãnh đạo” với thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ.

Hơn 1 triệu người nhập cư đã đến châu Âu năm ngoái và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính tới ngày 17-3 của năm nay, gần 155.000 người đã tới châu Âu, phần lớn họ ở Hi Lạp. Theo Tổ chức Di dân Quốc tế, con số này có thể tiếp tục tăng khi thời tiết ấm hơn.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trực thăng cảnh sát Thái Lan rơi, bốc cháy dữ dội, 3 người chết

Một trực thăng cảnh sát bị rơi và bốc cháy ở huyện Muang, tỉnh Prachuap Khiri Khan, miền trung Thái Lan ngày 24-5. Sự việc khiến 3 người thiệt mạng, 1 người kịp nhảy dù thoát ra ngoài.

Trực thăng cảnh sát Thái Lan rơi, bốc cháy dữ dội, 3 người chết

Các hãng hàng không sẽ bán vé ghế đứng 'giá bèo'?

Thời gian gần đây bỗng rộ tin đồn các hãng hàng không giá rẻ sẽ sớm khai thác ghế đứng 'giá bèo' để kích cầu. Loại ghế này trông như yên xe đạp, cho phép hành khách ngả người ra sau thay vì ngồi hẳn xuống.

Các hãng hàng không sẽ bán vé ghế đứng 'giá bèo'?

Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả

Tổng thống Zelensky cáo buộc cuộc tập kích lớn vào Ukraine trong đêm cho thấy Nga đang cản trở lệnh ngừng bắn, trong khi ông Medvedev tố châu Âu im lặng khi Nga bị 500 drone tấn công.

Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả

Jeju Air bị chỉ trích gửi thư 'dàn xếp' khi chưa có kết luận tai nạn

Gia đình nạn nhân chỉ trích Jeju Air thúc ép thỏa thuận trước khi nguyên nhân vụ tai nạn ngày 29-12-2024 được điều tra đầy đủ, giữa lúc dư luận vẫn dậy sóng.

Jeju Air bị chỉ trích gửi thư 'dàn xếp' khi chưa có kết luận tai nạn

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ nhận định Triều Tiên sở hữu các phương tiện quân sự đủ khả năng đe dọa lực lượng Mỹ và các đồng minh ở Đông Bắc Á, cũng như đất liền Mỹ.

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar