25/09/2014 10:59 GMT+7

​Edward Snowden được trao giải “Nobel nhân quyền”

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Ban giám khảo giải thưởng Right Livelihood của Thụy Điển đã trao tặng  “Nobel nhân quyền” cho Cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.

Edward Snowden tại một phòng khách sạn ở Hong Kong ngày 6-6-2013 - Ảnh: Reuters

Theo AP ngày 24-9, Snowden chia sẻ giải thưởng này với nhà báo Alan Rusbridger, tổng biên tập tờ Guardian (Anh), người đã dũng cảm đưa các thông tin do Snowden tiết lộ lên mặt báo.

Dù giải thưởng không kèm theo tiền, nhưng ông Ole von Uexkull, người sáng lập Giải Right Livelihood, cho biết quỹ của ông sẽ hỗ trợ Snowden các chi phí pháp lý cần thiết cho việc thu xếp đi nhận giải.

Theo Wikipedia, để tuyển chọn ứng viên xuất sắc cho giải, 5 ủy viên thường trực của Giải thưởng Right Livelihood sẽ mời một ban giám khảo (BGK) quốc tế tham gia.

BGK sẽ chọn và trao các giải thưởng trong các lãnh vực như bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững, y tế, giáo dục, và hòa bình.

Giải thưởng Right Livelihood được Ole von Uexkull thành lập năm 1980 được xem như “một giải Nobel khác”. Việc Giải thưởng Right Livelihood tôn vinh Snowden đã khiến Bộ ngoại giao Thụy Điển đau đầu.

Mọi năm, lễ trao giải này thường diễn ra vào tuần đầu tháng 12 tại tòa nhà Quốc hội Thụy Điển ở Stockholm, nhưng năm nay, Bộ Ngoại giao đã không cho phép làm vậy nữa.

Mặc dù chỉ nói đó là vì lý do an ninh chung, nhưng theo ông Ole von Uexkull, nguyên nhân chắc chắn vì giải thưởng của ông đã tôn vinh Snowden.

Ông Ole von Uexkull cho biết, tất cả ứng viên xuất sắc nhất đều được mời tới lễ trao giải vào ngày 1-12 tới tại Stockholm, nhưng riêng với Snowden thì ông chưa rõ có được phép tham dự không.

Trả lời phóng viên AP, ông Ole von Uexkull nói: “Chúng tôi sẽ trao đổi với chính phủ Thụy Điển và các luật sư của Snowden để thương thảo những thu xếp có thể giúp anh ấy được tham gia buổi lễ”.

3 ứng viên được nhận giải nhân quyền với trị giá mỗi giải 500.000 kronor Thụy Điển (khoảng 69.980 USD) là: nhà luật sư hoạt động về nhân quyền Asma Jahanger người Pakistan, nhà hoạt động nhân quyền Basil Fernando người Sri Lanka và nhà hoạt động môi trường Bill McKibbben người Mỹ.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập quân đội.

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar