30/03/2007 15:17 GMT+7

Duyệt phim: Từ thái cực "quá chặt" sang…"quá cởi mở" ?

Theo NGUYỆT NHI - Thể Thao & Văn Hóa
Theo NGUYỆT NHI - Thể Thao & Văn Hóa

Gần đây, trên màn ảnh xuất hiện khá nhiều cảnh mát mẻ. Xem Sự thật về tình yêu (phim Mỹ), rồi Đẻ muớn, Chuông reo là bắn (phim Việt Nam)…, nhiều ý kiến đặt vấn đề: Dường như Hội đồng duyệt phim đang đi từ thái cực “quá chặt” sang…"quá cởi mở” ?

Phóng to
Ông Lại Văn Sinh, Cục trưởng Cục Điện ảnh - Ảnh: Thanh Niên

* Trong giới chuyên môn, một số người khẳng định: Phim Chuông reo là bắn đã bất chấp thẩm mỹ, làm lấy được. Bản thân khán giả cũng chê phim “phản cảm”… Nếu làm phim bằng tiền của tư nhân thì còn hiểu được, nhưng làm bằng tiền trợ giá của Nhà nước( hơn 1 tỷ đồng) thì vì sao nó lại được duyệt sản xuất?

- Giải trí là một nhu cầu của con người trong cuộc sống đương đại. Vì thế, phim ảnh cũng nên quan tâm đến nhu cầu này. Vì thế , phim ảnh cũng nên quan tâm đến nhu cầu này. Đương nhiên là cần hướng đến sự giải trí lành mạnh. Nếu nghĩ khán giả đến rạp là để nhìn những cảnh tươi mát, vô tình chúng ta coi thường thị hiếu của người xem. Lâu nay, phim do các hãng Nhà nước sản xuất thường vắng khách khi chiếu rạp.

Vì thế, chúng tôi khuyến khích các hãng làm phim vừa có nội dung tốt, vừa hấp dẫn người xem, nhưng cũng không chấp nhận quan điểm câu khách nằng mọi giá. Phim Chuông reo là bắn có nội dung cảnh báo tình trạng đưa hình ảnh hở hang của người khác lên mạng để tống tiền và tống tình. Đây là hiện tượng đã và đang xảy ra trong cuộc sống, rất đáng báo động. Nội dung như vậy là tích cực.

Bộ phim cũng được đánh giá là làm có nghề. Tuy liều lượng những cảnh hở hang có hơi nhiều hơn mức cần thiết nhưng cũng chưa phải là những cảnh thuộc phạm vi cấm, hội đồng cũng đã góp ý nên hạn chế bớt. Các tác giả có quyền bảo vệ quan điểm và chịu trách nhiệm với tác phẩm của mình trước dư luận. Chúng ta đã có Luật Điện ảnh và Hội đồng chỉ xem xét đúng sai theo Luật chứ không thể can thiệp quá sâu vào chuyên môn được.

* Phim làm ra để thỏa mãn người xem nhưng người xem lại chê “phản cảm’ thì cái lý mà ông đưa ra là “chưa phạm vào điều cấm” liệu có mâu thuẫn gì không?

- Theo Luật, đúng là các cảnh trong phim chưa tới mức phải cấm. Tất nhiên, ý kiến của dư luận là rất đáng quan tâm và các nhà làm phim cần phải tiếp thu để rút kinh nghiệm. Tuy vậy, nếu chỉ vì vài cảnh hở hang đó mà phủ nhận toàn bộ công sức đóng góp của các tác giả là chưa công bằng, không động viên được nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo để tác phẩm đến được với người xem.

* Không chỉ phim Chuông reo là bắn, một số phim nhập ngoại phát hành tại Việt Nam gần đây cũng có nhiều cảnh nóng mà theo giới chuyên môn thì liều lượng có thể gây sốc cho khán giả. Ông nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng, Hội đồng duyệt đang đi từ cực tả sang cực hữu, quá thoáng đến mức gần với dễ dãi?

- Cái mà dư luận quan niệm “chặt” hay "thoáng" thì đều nằm trong hành lang của Luật Điện ảnh. Là những người được giao trách nhiệm thẩm định các tác phẩm điện ảnh, Hội đồng phải làm sao xem xét nội dung tác phẩm một cách khách quan trên cơ sở tôn trọng lao động sáng tạo của các tác giả và đảm bảo không để vi phạm những điều cấm trong Luật Điện ảnh quy định. Vì thế, kể cả phim trong nước sản xuất lẫn phim nhập ngọai, những chi tiết nào phạm vào điều cấm thì Hội đồng đều yêu cầu sửa chữa hoặc cắt bỏ.

Cái khó của chúng ta là từ trước đến nay, khán giả đều xem chung một tác phẩm, vì vậy việc xét duyệt đôi khi bị coi là “chặt” rồi lại cho là “thoáng”. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng quy chế thẩm định phim, trong đó phân lọai phim theo độ tuổi của khán giả. Theo đó sẽ có phim dành cho mọi đối tượng, có phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi, có phim chỉ để nghiên cứu, giới thiệu trong phạm vi hẹp…

* Quay trở lại với việc sản xuất bộ phim Chuông reo là bắn, có ý kiến cho rằng thay vì bỏ hơn 1 tỷ đồng để chỉ chiếu trong dịp tết, bị dư luận phàn nàn về chất lượng (và không thể đưa đi dự các LHP quốc tế) hãy dành số tiền này để sản xuất 1 bộ phim khác về đề tài truyền thống có thể chiếu nhiều lần trong năm, phục vụ miễn phí đồng bào vùng sâu vùng xa; phát sóng trên truyền hình và đưa đi tham dự các LHP quốc tế. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Cho đến nay, hằng năm Nhà nước vẫn đặt hàng, tài trợ để sản xuất những bộ phim về đề tài lịch sử cách mạng, phản ánh thành tựu nhiều mặt của công cuộc đổi mới, có tính nhân bản sâu sắc và có ý nghĩa giáo dục.

Đó là những bộ phim nghệ thuật vừa phục vụ nhu cầu của đông đảo công chúng trong nước vừa có thể giới thiệu với thế giới. Tuy nhiên như tôi đã nói ở trên, chúng tôi vẫn đang khuyến khích các nhà làm phim làm sao để phim vừa có nội dung tốt vừa đến được với khán giả.

Chúng tôi cũng đã đề nghị với Bộ VHTT xin thay đổi cơ chế tài trợ cho phim. Chọn kịch bản tốt, tài trợ tập trung cho 2-3 phim, thậm chí 1phim/ năm thay cho việc chia đều sản xuất 5-6 phim/năm như trước đây. Tới đây, khi có quy chế đấu thầu sản xuất phim sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn giữa các hãng phim trong việc nâng cao chất lượng tác phẩm.

Theo NGUYỆT NHI - Thể Thao & Văn Hóa

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thư Kỳ, Dịch Dương Thiên Tỉ có thể giúp điện ảnh Trung Quốc thắng lớn tại Cannes?

Liên hoan phim Cannes 2025 tiếp tục nóng lên khi bộ phim Thời đại cuồng dã của đạo diễn Tất Cán chính thức ra mắt tại Nhà hát Lumière vào tối 22-5 (giờ Pháp).

Thư Kỳ, Dịch Dương Thiên Tỉ có thể giúp điện ảnh Trung Quốc thắng lớn tại Cannes?

Disney đặt cược vào Lilo & Stitch live-action sau thất bại thảm hại của Bạch Tuyết

Sau cú sẩy chân của Bạch Tuyết, Disney tiếp tục đưa Lilo & Stitch - phim hoạt hình từng được yêu thích năm 2002 - lên màn ảnh rộng dưới phiên bản người thật. Liệu phiên bản mới có giữ vững sức hút hay sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ?

Disney đặt cược vào Lilo & Stitch live-action sau thất bại thảm hại của Bạch Tuyết

Doraemon: Nobita và cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh giữ trọn vẹn tinh thần Doraemon

Doraemon: Nobita và cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh là phần phim thứ 44 của thương hiệu, cũng đánh dấu cột mốc 45 năm mèo ú và Nobita hậu đậu gắn bó với vô số thế hệ khán giả.

Doraemon: Nobita và cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh giữ trọn vẹn tinh thần Doraemon

Yadang: Ba mặt lật kèo bóc trần mặt trái của chính trị và nghề buôn ma túy tại Hàn Quốc

Yadang: Ba mặt lật kèo xoay quanh 'yadang' - những người môi giới giữa tội phạm và cơ quan điều tra nhằm cung cấp cho cảnh sát hoặc công tố viên thông tin nội bộ để đổi lấy tiền.

Yadang: Ba mặt lật kèo bóc trần mặt trái của chính trị và nghề buôn ma túy tại Hàn Quốc

Người Việt đâu có 'tàng hình' ở Liên hoan phim Cannes

"Tôi choáng ngợp vì được sống trong không khí điện ảnh hừng hực" - diễn viên Hồ Thu Anh (phim Địa đạo) nói về lần đầu đến Cannes.

Người Việt đâu có 'tàng hình' ở Liên hoan phim Cannes

Chuyện tình đồng tính nam trong The History of Sound khiến khán giả ở Cannes rơi lệ

Thảm đỏ Cannes ngày 21-5 có sự xuất hiện của loạt ngôi sao nổi tiếng như Naomi Campbell, Paul Mescal, 'công chúa Hollywood' Elle Fanning, Hoa hậu Thế giới 1994 Aishwarya Rai Bachchan, Michelle Rodriguez...

Chuyện tình đồng tính nam trong The History of Sound khiến khán giả ở Cannes rơi lệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar