05/04/2019 08:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Duy trì 'lửa' ngăn bạo lực học đường

NHẬT HUY
NHẬT HUY

TTO - Thật đau lòng trước các hành vi bạo lực học đường. Nhưng chúng ta không bi quan, bởi đã có thông điệp rất mạnh mẽ từ người đứng đầu Chính phủ rằng các hành vi này phải được xử lý nghiêm.

Duy trì lửa ngăn bạo lực học đường - Ảnh 1.

Nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra trong thời gian vừa qua - Ảnh: TL

Và ngọn lửa đã được đốt lên ở Hưng Yên, khi đã có yêu cầu xử lý những người có trách nhiệm trong vụ bạo hành học đường ở đây.

"Đây có phải vấn đề báo động không? Bộ GD-ĐT trách nhiệm ra làm sao cũng như các địa phương phải có biện pháp như thế nào, các đoàn thể, các cơ quan có chức năng, trách nhiệm như thế nào trong vấn đề ?" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu vấn đề, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải hành động.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng "cần xử lý nghiêm minh mới ngăn chặn được chuyện này". Bộ này sẽ cùng Bộ GD-ĐT lập các đoàn kiểm tra, kiên quyết xử lý. Thứ trưởng bộ này đã làm việc với Bộ GD-ĐT để cụ thể hóa kế hoạch hành động chống lại thảm nạn bạo lực học đường.

Lửa được đốt lên ở Hưng Yên. Sau khi xảy ra vụ bạo hành nữ sinh lớp 9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến Hưng Yên để cùng với địa phương giải quyết vụ việc. Ông Nhạ khẳng định "hiệu trưởng, ban giám hiệu không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét cho thôi, là bài học không chỉ cho Hưng Yên mà là cho cả nước".

Xử nghiêm để không bao che, không dung dưỡng cho bạo lực học đường. Xử nghiêm để người có trách nhiệm biết mình phải làm gì, cần làm thêm những gì để ngăn chặn bạo lực học đường. Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ.

Trong tuyến bài về bạo lực học đường mà Tuổi Trẻ thực hiện, nhiều chuyên gia đã góp ý những giải pháp căn cơ gắn liền với trách nhiệm của nhà trường, thầy cô trong việc đảm bảo một môi trường giáo dục an toàn và phát triển toàn diện; trách nhiệm của gia đình, trong đó có cả xử lý cha mẹ nếu để con mình bạo hành, bắt nạt người khác; và trách nhiệm của chính mỗi học sinh trong việc nói không với bạo lực và lên tiếng chống lại bạo lực học đường.

"Hãy đốt lên que diêm thay vì ngồi nguyền rủa bóng tối". Hệ thống pháp luật, từ Luật trẻ em; nghị định 80 về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; quyết định 1299 của Thủ tướng Chính phủ về đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025"... đủ để ngăn chặn bạo lực học đường.

Cái thiếu đó chính là thực thi, là tinh thần trách nhiệm của người lớn, của cơ quan chức năng để học sinh có được môi trường học đường an toàn, lành mạnh.

Bạo lực học đường phải được ngăn chặn, bởi hậu quả của nó có thể là một thế hệ được hình thành không còn tin vào những giá trị nhân văn của dân tộc hay toàn cầu, sử dụng quyền thế và bạo lực để thăng tiến và giải quyết vấn đề... như nhận định của chuyên gia tâm lý học đường - TS Lê Nguyên Phương với Tuổi Trẻ.

Ngăn chặn bạo lực học đường, lửa đã được đốt lên. Từng cá nhân, tổ chức, đặc biệt là cơ quan chức năng đều phải có trách nhiệm duy trì ngọn lửa để bạo lực học đường không thể manh nha quay lại.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn cần làm gì để ngăn chặn triệt để nạn bạo lực học đường?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TTO - Tại Mỹ có tới 49 bang có điều luật hoặc chính sách ngăn chặn bạo lực học đường. Từ cuối năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng đã ban hành kế hoạch toàn diện nhất nhằm ngăn chặn tình trạng này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar