12/02/2014 08:21 GMT+7

Đường làm mãi không xong

D.N.HÀ
D.N.HÀ

TT - Đó là đường Nguyễn Sỹ Sách và đường Phạm Văn Bạch ở P.15, Q.Tân Bình (TP.HCM). Hai đường này đã bắt đầu làm cách đây sáu, bảy năm nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang.

Phóng to
Công trình đường Nguyễn Sỹ Sách chưa làm xong vì vướng giải tỏa - Ảnh: N.Hà

Theo thiết kế, đường Nguyễn Sỹ Sách sẽ có một đầu thông ra đường Trường Chinh gần siêu thị Co.op Mart Thắng Lợi và đầu kia thông ra đường Phạm Văn Bạch. Dự án đường Nguyễn Sỹ Sách bắt đầu từ năm 2007 nhưng nay chưa thể nối thông hai đầu đường như thiết kế ban đầu.

Đi lại khó khăn

"Hiện UBND quận Tân Bình đã đề xuất ý kiến của người dân về việc tăng giá bồi thường cho thỏa đáng đến Hội đồng thẩm định bồi thường TP và UBND TP nhưng chưa được giải quyết"

Ông Nguyễn Tấn Tài(phó Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q.Tân Bình)

Hiện đơn vị thi công đang làm thêm một phần đường Nguyễn Sỹ Sách vừa được người dân giao mặt bằng. Tuy nhiên, phần đường này có làm xong thì người dân đang cư trú tại đây muốn đi ra đường Phạm Văn Bạch vẫn phải theo các con hẻm ngoằn ngoèo, còn muốn ra đường Trường Chinh cũng phải đi trong hẻm hoặc vòng qua đường khác. Lý do là hai đầu của đường Nguyễn Sỹ Sách hiện nay còn vướng một số hộ dân chưa bàn giao mặt bằng.

Bà Nguyễn Thị Cúc, người dân ở đường Nguyễn Sỹ Sách, cho biết mỗi lần làm nhúc nhắc từng đoạn một, chưa biết đến khi nào mới thông hai đầu đường. Theo bà Cúc, đường Nguyễn Sỹ Sách rộng gần 20m đi qua khu phố rất đẹp mà cứ như đường làng, không có lối thông ra ngoài. “Mỗi lần chỉ nhà cho người quen, tôi phải chỉ họ đi vòng vèo qua nhiều đường rất bất tiện. Nhiều nhà ở ngay mặt tiền đường, xây ba lầu nhưng vì phải đi vòng qua đường Trần Thái Tông - Phạm Văn Bạch mới ra đến đường Trường Chinh nên rất khó cho thuê. Có người thuê cũng phải lấy giá thấp vì người ta ngại đi đường vòng vèo” - bà Cúc nói.

Tương tự, việc mở rộng đường Phạm Văn Bạch (đoạn đi qua P.15, Q.Tân Bình) cũng ì ạch nhiều năm nay khiến người dân ở hai bên đường rất khổ sở. Ông Nguyễn Minh Sơn, trưởng khu phố 3, P.15 cho biết dự án đã được triển khai từ năm 2005 nhưng do dân khiếu nại về tim tuyến nên chủ đầu tư điều chỉnh kéo dài mất mấy năm. Người dân phải chịu cảnh sống chung với dự án “treo”, đường xuống cấp đầy ổ gà ổ voi, đi lại khó khăn... Giữa năm 2013, UBND quận đã niêm yết công khai phương án bồi thường nhưng hiện nhiều người dân vẫn chưa đồng ý phương án giá này.

Giá bồi thường quá thấp

Ông Nguyễn Tấn Tài, phó Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q.Tân Bình, cho biết phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng để làm đường Nguyễn Sỹ Sách được duyệt từ năm 2007, giá bồi thường theo quyết định 106 năm 2005 về bồi thường, hỗ trợ của UBND TP. Cách làm đường theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân bị ảnh hưởng một phần nhà, đất sẽ hiến 50% giá trị bồi thường về đất, những nhà bị giải tỏa trắng sẽ được nhận 100% giá trị bồi thường về đất. Toàn bộ dự án có 141 trường hợp bị ảnh hưởng thì có 23 hộ bị giải tỏa trắng.

Hiện nay toàn dự án đường Nguyễn Sỹ Sách còn 12 hộ chưa bàn giao mặt bằng vì chưa đồng ý giá bồi thường. Cụ thể, phía đầu đường Nguyễn Sỹ Sách giáp với đường Trường Chinh còn bảy trường hợp có nhà quay ra phía mặt tiền đường Trường Chinh. Theo phương án duyệt từ năm 2007, giá bồi thường cho các hộ này là 12 triệu đồng/m² đất ở (các hộ dân bị giải tỏa một phần sẽ nhận 50% giá trị bồi thường về đất là 6 triệu đồng/m², các hộ dân giải tỏa trắng sẽ được nhận100% giá trị bồi thường về đất là 12 triệu đồng/m² và nhận thêm 2,8 triệu đồng/m² để tự lo nơi ở mới). Tương tự, giá bồi thường cho các hộ dân của dự án đường Nguyễn Sỹ Sách có mặt tiền quay ra đường Phạm Văn Bạch là 7,5 triệu đồng/m². Nếu thời điểm này, hộ dân nào đồng ý nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ nhận thêm tiền lãi gửi ngân hàng từ năm 2007 đến nay. Nhưng do giá bồi thường quá thấp nên các hộ dân chưa đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án. Các hộ dân ở đường Trường Chinh yêu cầu được bồi thường theo giá thị trường (trên dưới 100 triệu đồng/m²). Các hộ dân có mặt tiền quay ra đường Phạm Văn Bạch yêu cầu được bồi thường nhà, đất ngang với giá bồi thường ở dự án đường Phạm Văn Bạch là 25,8 triệu đồng/m². Theo ông Tài, dự án đường Phạm Văn Bạch cũng làm theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm (dân hiến 50% giá trị bồi thường đất). Vừa qua, Khu quản lý giao thông đô thị số 1, chủ đầu tư dự án đường Phạm Văn Bạch, đã chuyển 18 tỉ đồng để Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q.Tân Bình bồi thường cho người dân. Tuy nhiên, khoảng 40% người dân không đồng ý đóng góp phần giá trị bồi thường đất và muốn nhận bồi thường 100%.

Theo ông Tài, điều này rất khó vì một phần của dự án đã thực hiện theo phương thức trên, hàng trăm hộ dân đã đồng ý hiến một phần giá trị bồi thường đất để Nhà nước làm đường. Nếu thay đổi phương án sẽ dẫn đến chuyện so bì, khiếu nại của những hộ dân đã giao mặt bằng trước đó. Thêm một khó khăn của dự án này là hiện có hơn 60% hộ dân có đất, nhà bị ảnh hưởng trong dự án nhưng không đủ điều kiện để bồi thường (theo phương án thì chỉ được hỗ trợ). Khi lấy ý kiến xây dựng phương án, nhiều hộ dân thuộc diện này cũng thắc mắc rất nhiều. Vì vậy dự kiến việc bồi thường, hỗ trợ cho nhóm này cũng sẽ gặp khó khăn. Về thời gian bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công đường Phạm Văn Bạch, ông Tài cho biết phấn đấu đến hết năm nay mới có thể bàn giao.

D.N.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Miền Tây bước vào mùa mưa, cũng là lúc những con đường trong TP Trà Vinh - nơi được mệnh danh là "thành phố cây xanh" - lại được nhuộm vàng bởi những cánh sao đen, phủ kín vỉa hè và cả lòng đường.

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập tỉnh, cán bộ muốn được làm việc tại tỉnh Hậu Giang trong 3 năm đầu, đồng thời được hỗ trợ nhà ở công vụ, mua nhà ở xã hội.

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Chiếc xe hơi 7 chỗ mang biển số tỉnh Tây Ninh đậu bên đường Phạm Ngọc Thảo (quận Tân Phú, TP.HCM) suốt khoảng một năm nay chưa ai tới lấy.

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Mỗi lần mưa lớn, người dân lại thấp thỏm đi qua hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Dù từng được lý giải nguyên nhân và hứa khắc phục, nhưng những ngày gần đây tình trạng ngập vẫn tái diễn.

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Những đàn bò thả rông thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường chính tại khu công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar