23/07/2014 04:30 GMT+7

Đuổi học thì quá dễ!

NGUYỆT HẢI
NGUYỆT HẢI

LTS: Nhiều bạn đọc là giáo viên đã gửi thư về Tuổi Trẻ chia sẻ câu chuyện dạy học sinh cá biệt như thế nào. Từ số báo này, Tuổi Trẻ xin giới thiệu những bài viết quanh chủ đề này và mong đón nhận phản hồi từ bạn đọc.

Phóng to
Minh họa: NGUYỄN NGỌC THUẦN

Gần 20 năm đứng trên bục giảng, nếm trải bao nhiêu niềm vui, niềm tự hào với nghề nhưng lòng tôi vẫn trắc ẩn về trường hợp các học sinh cá biệt. Làm sao để các em không bỏ cuộc, không gục ngã là câu hỏi cứ xoáy sâu vào tâm can tôi...

Tôi dạy toán và chủ nhiệm một lớp từ năm lớp 6 đến lớp 9. Thanh luôn là học sinh chăm ngoan, học giỏi. Tôi nhớ em vì hồi lớp 6 em làm lớp trưởng, rất gương mẫu lại đảm nhận việc dạy kèm cho mấy bạn học yếu trong lớp. Sau đó tôi được đề bạt lên làm hiệu phó, không còn làm công tác chủ nhiệm nữa, ít gần gũi với học trò hơn.

Vậy mà nay, ngồi trước mặt tôi cậu học sinh xuất sắc ngày nào trở thành học trò “cá biệt”. Cô giáo chủ nhiệm hiện tại của em cho biết: “Em ấy là thành phần bất hảo của lớp, cách nào cũng không sao uốn nắn được”. Tôi giật mình: “Thanh trước học lớp tôi là học sinh giỏi toàn diện cơ mà”.

Từng đưa đoàn học sinh đi thi học sinh giỏi cấp quận, rồi thành phố, thế nên nay khi nhìn bộ dạng em thất thểu, bị liệt vào danh sách học sinh cá biệt của trường, tôi thấy nhói lòng.

Mẹ Thanh nước mắt ngắn dài: “Cũng tại chúng tôi cô ạ. Nếu vợ chồng tôi không ly hôn thì cháu đâu có ra nông nỗi này”. Rồi vị phụ huynh này kể lể về cuộc sống của cậu con trai sau khi gia đình tan vỡ. Thanh vẫn ngồi yên, mặt không lộ cảm xúc.

Ba mẹ ly hôn, em ở với mẹ nhưng vì mẹ bận rộn nên em chủ yếu phải thui thủi một mình trong căn nhà ba em để lại. Khi mẹ đi bước nữa với người đàn ông khác, em trở nên cứng đầu, không còn chú tâm vào bài vở nữa. Thầy cô giáo bộ môn thường xuyên phản ảnh em “bùng” tiết đi chơi, cãi lời thầy cô nhem nhẻm.

Nhìn bảng thành tích học tập hiện tại của em, tôi thấy tiếc nuối cho thời em đang còn mái ấm hạnh phúc, em luôn là niềm tự hào của lớp, nhất là em từng đem giải nhất môn toán toàn thành phố về cho trường.

Một đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm: “Trong số hơn chục em học sinh cá biệt của trường mình có đến hơn nửa có gia đình phức tạp như cha mẹ ly hôn, con cái bị bỏ bê, không được quan tâm, dạy dỗ đúng mực. Phần còn lại là do cha mẹ quá nuông chiều nên đổ đốn”.

Tôi nén tiếng thở dài, trộm nghĩ nếu em còn mái ấm hạnh phúc chắc có lẽ tôi đã không có buổi “làm việc” căng thẳng với em như hôm nay. Sau khi trao đổi qua lại, cô giáo chủ nhiệm xin ý kiến tôi có thể cho em tiếp tục theo học hay không khi mà em tỏ ra bất cần, nhất là gần đây nhất em to tiếng lại với một thầy giáo bộ môn. Em thuộc diện bị đuổi học vì đã vi phạm quá nhiều nội quy của trường lớp, đánh bạn ngay trong giờ học, lên Facebook nói xấu thầy cô, bạn bè, bỏ học liên miên, không thuộc bài cũ, cãi lời thầy cô giáo... Nhưng ánh mắt còn vương chút ngây thơ của em cùng đôi mắt đỏ hoe của mẹ em khiến tôi mủi lòng.

Tôi quay ra nói với cô giáo chủ nhiệm của em: “Hãy cho em ấy một cơ hội”. Đôi mắt em tự nhiên rưng rưng. Tôi nhìn em, một chút cảm thông hiển hiện. Tôi lại nhìn mẹ em, tay mẹ em run run, miệng ấp úng không rõ lời: “Trăm sự nhờ các cô, bây giờ nhà trường đuổi cháu chắc tôi chết”.

Tôi biết không ít học trò cũng là nạn nhân bất đắc dĩ khi gia đình “tan đàn xẻ nghé”, thiếu tình thương của cha mẹ. Vượt qua được cú sốc này không phải là điều dễ dàng, khi mà sau đó các em cảm thấy lẻ loi, bị bỏ rơi, ngoài rìa cuộc sống của cha mẹ.

Nhưng trường hợp của Thanh, từ cậu học trò từng ngoan, giỏi trở thành “cá biệt” là điều khá đáng tiếc. Đuổi học em thì quá dễ, mà như nhiều người nói rằng sẽ nhẹ gánh vì trường sẽ bớt đi một học sinh cá biệt, nhưng rồi tương lai của em sẽ về đâu khi gia đình ít quan tâm, giờ nhà trường cũng quay lưng, từ chối em?

NGUYỆT HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar