19/07/2019 12:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Được mua điện mặt trời trực tiếp, cuối năm 2019 có biểu giá bán lẻ điện

N.AN
N.AN

TTO - Bộ Công Thương cho biết đang nghiên cứu biểu giá bán lẻ điện bậc thang mới, dự kiến sẽ đưa ra lấy ý kiến vào tháng 10, vài xây dựng cơ chế để các khách hàng được mua điện trực tiếp từ nhà máy điện mặt trời.

Được mua điện mặt trời trực tiếp, cuối năm 2019 có biểu giá bán lẻ điện - Ảnh 1.

Ngành điện cần phải tái cơ cấu gắn với phát triển thị trường điện cạnh tranh, trong đó có điện mặt trời - Ảnh: EVN

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - cho biết thông tin trên khi báo cáo về các dự án điện trọng điểm.

Theo ông Tuấn, hiện các quyết định liên quan đến giá điện đã có báo cáo Thủ tướng. Do đó, sau khi Thanh tra Chính phủ công bố việc kiểm tra giá bán lẻ điện, sẽ sửa lại các cơ chế liên quan đến giá bán lẻ điện.

Bộ Công Thương hiện cũng đang triển khai xây dựng đề cương, cải tiến . Dự kiến, đến cuối tháng 9 sẽ hoàn thiện đề án cải tiến, sau đó tiến hành đánh giá đề án, tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế, trên cơ sở tình hình sử dụng điện và thu nhập người dân để đưa ra đề xuất cơ cấu biểu giá.

Hoàn thiện biểu giá bán lẻ điện vào cuối tháng 9

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết trong tháng 10, tháng 11 sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến nhân dân rộng rãi liên quan đến biểu giá bán lẻ điện bình quân.

Hiện nay thị trường phát điện cạnh tranh vẫn đang được vận hành. Từ ngày 1-1-2019 đã triển khai thị trường bán buôn cạnh tranh, theo đó 5 tổng công ty điện lực đã thí điểm mua điện trực tiếp từ các nhà máy phát điện, với tỉ lệ trên 10%.

Bộ Công Thương dự kiến triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo hướng cho các nhà máy phát điện ký trực tiếp với các tổng công ty điện lực. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là các dự án mới đưa vào vận hành ít, nên tới đây khi có các nguồn điện mới sẽ mở rộng cơ chế này.

Đặc biệt, theo ông Tuấn thì bên cạnh việc mở rộng thị trường bán buôn điện, sẽ làm việc tới cơ quan tư vấn của Mỹ để hoàn thiện cơ các cơ chế để cho các nhà máy điện tái tạo được phép bán hàng trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện.

"Từ nay cuối năm sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý, vì có thể đụng chạm và thay đổi các quy định như Luật giá… Dự kiến đưa từ 200 - 400 MW bán trực tiếp cho khách hàng và cuối năm 2021 sẽ triển khai bán trực tiếp", ông Tuấn cho hay.

Đối với thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ông Tuấn cũng cho biết đang triển khai thiết kế. Theo quyết định, đến năm 2021 sẽ có cơ chế bán điện trực tiếp, và dự kiến cuối năm nay sẽ trình lãnh đạo Bô thông qua cơ chế bán lẻ điện cạnh tranh.

Thị trường điện gắn tái cơ cấu EVN

Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng việc triển khai thị trường điện cạnh tranh phải gắn với đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, cần đảm bảo nguyên tắc các thành phần khác tham gia được tính minh bạch và bình đẳng.

Lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cũng nhìn nhận, việc phát triển thị trường điện gắn với tái cơ cấu EVN là vướng mắc. Bởi việc vận hành thị trường buôn điện cạnh tranh đặt trọng tâm là tái cơ cấu, tức là tách Trung tâm điều độ điện quốc gia (A0) ra khỏi EVN, để có vị trí độc lập; cổ phần hoá các Tổng công ty phát điện (Genco).

Theo đó, dự kiến đến sau năm 2023 A0 sẽ nằm tách ra khỏi EVN. Cơ quan thực hiện chuyển đổi sẽ do Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước. Việc cổ phần hoá các Genco đã được thực hiện với GENCO 3 nhưng mức giá thấp, Genco 1 và 2 gặp khó khăn trong xác định giá trị tài sản doanh nghiệp. Theo đó, đến năm 2020 sẽ xây dựng đề án tái cơ cấu ngành điện.

Bộ trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh mặc dù EVN đã được chuyển giao về Uỷ ban vốn nhưng Bộ Công Thương có vai trò đảm bảo nguồn điện và tái cơ cấu ngành điện. Ông cũng yêu cầu rút kinh nghiệm trong việc xây dựng biểu giá bán lẻ điện, cần phải cập nhật kịp thời thực tiễn đời sống người dân và thực tiễn phát triển khi hiện nay 6 bậc thang là chưa phù hợp.

TTO - Các nhà máy điện mặt trời tại các điểm “nóng” về năng lượng tái tạo như Ninh Thuận, Bình Thuận đồng loạt phát điện trong khi công suất đường dây không đáp ứng đã gây quá tải lưới điện tại khu vực này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Sau 60 năm khai thác, đường băng sân bay Phù Cát đã vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế, xuất hiện nứt nẻ, không đảm bảo an toàn vận hành, cần phải xây đường băng số 2.

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng vọt trong tháng 4 kéo theo giá gạo cao gấp đôi đã gia tăng áp lực lên BOJ, trong bối cảnh nước này phải cân bằng giữa kiểm soát giá cả và những bất ổn kinh tế từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Không phải xếp hàng và dùng tiền mặt chờ mua vé khi đi metro TP.HCM, giờ đây hành khách có thể dùng chính thẻ ngân hàng, điện thoại di động chạm ở cổng soát vé để thanh toán.

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đối mặt với những tác động ngắn hạn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, song các chủ đầu tư đang nỗ lực "xoay trục" để giữ vững vai trò là điểm sáng trong thu hút FDI.

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Tập đoàn Livzon, thông qua công ty con tại Singapore, vừa công bố dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại gần 65% cổ phần công ty dược ở Việt Nam.

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar