07/05/2013 11:55 GMT+7

Được da nâu lại đâm sầu

DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG

TT - Đã qua rồi thời các cô gái chăm chút sao cho mình có làn da thật trắng trẻo. Một dịch vụ xuất hiện đáp ứng nhu cầu không biên giới của phái đẹp: làm nâu da.

Kèm theo dịch vụ này là những sản phẩm làm nâu da với quảng cáo ngọt hơn đường cát, mát hơn đường phèn.

Cỡ nào cũng có

Các sản phẩm làm nâu da được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Dạng được đưa vào cơ thể và có tác dụng làm da nâu toàn thân. Loại được xịt, bôi bên ngoài là phổ biến nhất. Các loại thuốc xịt và lotion làm nâu da thường chứa dihydroxyacetone - DHA (không nên nhầm lẫn chất này với một loại chất béo omega 3 cũng được viết tắt là DHA). DHA trong sản phẩm làm nâu da là hợp chất đường không màu, sẽ tương tác với các tế bào da chết ở lớp trên của biểu bì, làm thay đổi màu da.

Đôi khi các sản phẩm làm nâu da được bào chế dưới dạng thuốc uống, chứa phẩm màu canthaxanthin. Sau khi vào cơ thể, canthaxanthin ngao du khắp nơi và đóng đô ở da, làm da đổi màu. Chất này cũng đến não và làm đổi màu não. Chưa kể, chất này gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho gan và mắt. Hiện Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) chỉ công nhận canthaxanthin là phụ gia dùng trong thực phẩm chứ chưa công nhận canthaxanthin như tác nhân làm nâu da dùng trong mỹ phẩm.

Sản phẩm làm nâu da còn cần sự trợ giúp của một loại amino acid có tên là tyrosine. Tyrosine được “đồn” có khả năng kích thích và gia tăng sự hình thành melanin, làm làn da có màu nâu ăn tiền. Tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn và cần thêm nhiều bằng chứng khoa học mới có thể kết luận.

An toàn tuyệt đối không?

Theo FDA, DHA không an toàn tuyệt đối. Khi người được phun thuốc hay thoa thuốc làm nâu da cần phải đeo kính bảo vệ mắt, nhét miếng xốp che hai lỗ mũi, dùng băng bảo vệ bờ môi. Ngoài DHA, các sản phẩm làm nâu da còn chứa thêm nhiều hóa chất độc hại khác như thạch tín, chì, thủy ngân... Vì vậy phụ nữ có thai tuyệt đối tránh xa những sản phẩm này.

Cơ thể chúng ta tự sản xuất vitamin D khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu sử dụng thuốc xịt hay lotion làm nâu da, bạn đã vô tình “đóng cửa” nhà máy sản xuất vitamin D của cơ thể.

Những người sử dụng các sản phẩm làm nâu da có thể bị dính các phản ứng dị ứng. FDA khuyến cáo dị ứng phổ biến nhất là da nổi mẩn đỏ. Do đó, trước khi sử dụng các sản phẩm làm nâu da như kem, thuốc xịt, lotion, người dùng nên thử nghiệm ở một vùng nhỏ trên da. Nếu thấy “êm” thì mới bôi trên toàn thân.

Một tác hại khác là những người sử dụng kem, lotion làm nâu da cứ nghĩ các sản phẩm này có tác dụng như kem chống nắng. Thực tế chúng hoàn toàn không có chức năng đó.

ĐH Murdoch, Úc

DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar