01/08/2019 08:43 GMT+7

Đừng xử phạt rồi lại hợp thức hóa vi phạm xây dựng

TRẦN VĂN TƯỜNG
TRẦN VĂN TƯỜNG

TTO - TP.HCM có gần 6.830 công trình vi phạm xây dựng, tình trạng này có dấu hiệu ngày càng tăng. Chính quyền quản chặt đến đâu, buông lỏng đến đâu khi vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm nghiêm trọng?

Đừng xử phạt rồi lại hợp thức hóa vi phạm xây dựng - Ảnh 1.

Công trình xây dựng sai phép ở quận Thủ Đức (TP.HCM), nhiều cán bộ bị kỷ luật sau sự việc này - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tình trạng xây dựng trái phép diễn ra khá phổ biến nhưng mỗi địa phương xử lý vi phạm cũng khác nhau.

Phạt rồi hợp thức hóa

Nơi làm nghiêm, buộc tháo dỡ phần sai phạm ngay cả những công trình nhỏ, nhờ vậy giảm hẳn các vi phạm xây dựng. 

Nơi hành xử hình thức, ban hành quyết định phạt, làm lơ để tồn tại, từ đó pháp luật bị xem thường, xuất hiện càng nhiều trường hợp vi phạm xây dựng.

Tại huyện Bình Chánh, hộ dân ở Vĩnh Lộc A xin phép xây nhà hai tầng, rộng 168m2 nhưng sau đó tự thay đổi kiến trúc chia thành 125 căn với tổng diện tích hơn 1.180m2

Một trường hợp khác xin giấy phép xây ba căn nhưng hai năm sau thành 19 căn. 

Thậm chí, một công ty thương mại hợp khối công trình nhà ở thành chung cư hơn 200 hộ dân với 645 nhân khẩu đang ở.

Quận Tân Bình năm qua đã thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với 112 nhà dân xây dựng trái phép trên đất công đã được quy hoạch làm trường học, công viên.

Ban đầu chỉ vài căn nhà xây trái phép, chính quyền địa phương chỉ phạt rồi để tồn tại, nhiều người "ăn theo" đã xây dựng tổng cộng cả trăm căn nhà trái phép và tồn tại trong nhiều năm qua.

Nhiều công trình xây trái phép, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định cưỡng chế nhưng khá lâu vẫn chưa thực hiện. 

Điển hình dọc sông Sài Gòn hiện có hơn 115 lô đất ảnh hưởng hành lang bảo vệ bờ sông, 76 công trình đã xây hoàn thành và đưa vào sử dụng của 13 doanh nghiệp, nhiều công trình vi phạm xây dựng đã ban hành quyết định cưỡng chế và yêu cầu tháo dỡ nhưng qua nhiều năm vẫn chưa thực hiện.

Nhiều trường hợp xây trái phép chỉ phạt rồi để tồn tại, ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không thực hiện làm cho người dân hoài nghi có sự móc ngoặc giữa người vi phạm với cán bộ quản lý, thực thi nhiệm vụ. 

Nhiều vụ đã có kết luận của cơ quan chức năng và cấp thẩm quyền nhưng chính quyền địa phương để kéo dài qua nhiều năm. 

Có nơi còn đề xuất xử lý theo hình thức phạt rồi để tồn tại, sau đó điều chỉnh hợp thức hóa.

Đừng xử phạt rồi lại hợp thức hóa vi phạm xây dựng - Ảnh 2.

Bạn đọc TRẦN VĂN TƯỜNG - Ảnh: NVCC

Cả nể hay dung túng?

Chính quyền địa phương không biết, không phát hiện hay người vi phạm bất hợp tác nên không thể xử lý? 

Có nhiều cách xử lý, chỉ là có quyết tâm hay không thôi. Chính quyền địa phương có thể lập biên bản, báo cấp trên hoặc cơ quan quản lý người vi phạm, ban hành quyết định xử lý từ đầu, cương quyết cưỡng chế... 

Phải chăng vì cả nể, sợ đụng chạm hay có dung túng mới để việc xây dựng kéo dài đến khi hoàn thành? Cũng có thực tế công tác kiểm tra, giám sát lắm khi qua loa, chiếu lệ.

Nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, giảm thiệt hại cho xã hội và cho chính người vi phạm, chính quyền địa phương cần ngăn chặn ngay từ đầu và cương quyết đình chỉ thi công phần xây dựng trái phép. 

Nếu cho rằng chính quyền địa phương chậm phát hiện, không biết nên không kịp xử lý là chưa thuyết phục. 

Tôi làm nhà, đổ xe cát buổi sáng, đầu giờ chiều có người ở phường xuống kiểm tra giấy phép, sau đó còn có lực lượng thanh tra xây dựng quản lý địa bàn đến kiểm tra.

Thiết nghĩ, công trình xây sai phép, trái phép vẫn cho tồn tại và chỉ xử phạt hành chính thì chẳng khác gì dùng tiền hợp thức hóa cho sai phạm. 

Đây là tiền lệ xấu trong đời sống xã hội, là tiếp sức cho ra đời thêm nhiều công trình xây sai phép, trái phép vẫn tồn tại.

Vi phạm xây dựng, cần ngăn chặn và xử lý từ gốc rễ, ngay từ đầu, tránh để kéo dài. Hơn nữa, đừng xử phạt rồi cho tồn tại hay hợp thức hóa. 

Suy cho cùng, mục đích của người vi phạm vẫn tìm mọi cách hoàn thành thủ tục để công trình được tồn tại, được sử dụng một cách hợp pháp. 

Khi những mục đích này không đạt được, hẳn không ai dám vi phạm làm liều làm ẩu.

Quy định pháp luật phải thực hiện triệt để, công trình vi phạm lớn hay nhỏ, bên cạnh xử lý nghiêm người có trách nhiệm, buộc cưỡng chế tháo dỡ, tuyệt đối không để tồn tại hay hợp thức hóa bằng hình thức khác. Có vậy mới chấm dứt vi phạm xây dựng.

Rà soát lại các dự án trên giấy

TP.HCM có trên 4.800 dự án quy hoạch dự kiến thực hiện trong 4 năm (2016-2020). Trong đó, hàng loạt dự án đưa vào kế hoạch sử dụng đất khá lâu nhưng vẫn còn nằm trên giấy.

Có nhiều nguyên nhân như quy hoạch không phù hợp, thiếu khả thi, thiếu vốn, chủ đầu tư thiếu năng lực... Và kéo theo đó là chuyện "xí" đất trong nhiều năm thành dự án "treo".

Nhà ở xập xệ bán không xong, không chuyển được mục đích sử dụng đất. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân xây nhà trái phép.

Nên chăng rà soát lại quy hoạch. Hãy loại bỏ những quy hoạch kéo dài, đã giao đất nhưng không thực hiện, thu hồi các dự án thiếu khả thi không có cơ sở triển khai để tạo điều kiện cho người dân ở đó xây nhà ở hợp pháp.

TTO - Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng cần tạo điều kiện để dân có nhà ở hợp pháp, chứ không phải để dân xây nhà trái phép rồi tháo dỡ.


TRẦN VĂN TƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chung cư nhà ở xã hội không có điện nhiều ngày, chủ đầu tư và điện lực nói phải chờ

Chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp tại phường Dĩ An, TP.HCM đã được bàn giao, nhưng hàng ngàn dân sống nhiều ngày trong cảnh tối thui.

Chung cư nhà ở xã hội không có điện nhiều ngày, chủ đầu tư và điện lực nói phải chờ

'Mở Google Maps đếm từng căn nhà' để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

"Các anh mở Google Maps lên, đếm từng căn nhà bị ảnh hưởng, tính cho thật nhanh và thật kỹ", Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu.

'Mở Google Maps đếm từng căn nhà' để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Giá nhà ở Anh khó phục hồi sau thay đổi thuế trước bạ

Thị trường nhà ở Anh đang chật vật phục hồi sau sự thay đổi thuế trước bạ và tình hình kinh tế bất ổn kéo dài, khiến giá cả trì trệ vào tháng trước.

Giá nhà ở Anh khó phục hồi sau thay đổi thuế trước bạ

Vụ tá hỏa vì tiền sử dụng đất hơn 5,4 tỉ tại Tăng Nhơn Phú: Tính lại chỉ còn khoảng 1 tỉ

Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thủ Đức đã tính lại tiền đất cho hộ ông Đặng Hữu Phước tại thời điểm nộp hồ sơ, theo giá đất cũ.

Vụ tá hỏa vì tiền sử dụng đất hơn 5,4 tỉ tại Tăng Nhơn Phú: Tính lại chỉ còn khoảng 1 tỉ

Phải đi từng ngõ gõ từng nhà để kêu gọi tháo 'chuồng cọp' giữ mạng sống

Thời gian qua, nhiều gia đình vì lo sợ trộm cắp mà tự ý lắp "chuồng cọp" kiên cố, bao kín ban công hoặc cửa sổ. Tuy nhiên, hành động tưởng như an toàn này lại tiềm ẩn hiểm họa chết người khi xảy ra sự cố cháy nổ.

Phải đi từng ngõ gõ từng nhà để kêu gọi tháo 'chuồng cọp' giữ mạng sống

Xúc tiến sớm khởi công dự án khu đô thị 240ha gần sân bay Pleiku

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai giao cơ quan chức năng xúc tiến đẩy nhanh các thủ tục để kịp khởi công dự án Khu đô thị CK54 quy mô 240ha giữa lòng Pleiku, gần với đất quy hoạch sân bay Pleiku.

Xúc tiến sớm khởi công dự án khu đô thị 240ha gần sân bay Pleiku
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar