23/06/2015 09:12 GMT+7

Đừng xem đó là thất bại đầu đời

VIỆT THY
VIỆT THY

TT - Bé Nhi, cháu gái tôi, mới biết điểm thi tuyển sinh vào lớp 10. Cháu thi trượt. Cả nhà không ai dám nặng lời trách móc Nhi nửa lời. Nhi bỏ ăn mấy bữa, đóng chặt cửa và ở lì trong phòng.

Bố mẹ Nhi đều là giáo viên dạy cấp III, biết con thi trượt sẽ nhận về bao nhiêu lời bàn tán, xì xào, bao nhiêu sự so bì điểm số giữa các cháu thi cùng trường... Mặc kệ tất cả, hơn ai hết bố mẹ Nhi hiểu rằng đó chỉ là một kỳ thi, tương lai phía trước của con còn dài, con còn nhiều cơ hội cố gắng, không trúng tuyển trường đó thì Nhi có thể học trường dân lập.

Có lẽ nhờ sự quan tâm động viên kịp thời của bố mẹ, chỉ một tuần sau Nhi đã trở lại bình thường, tiếp tục ôn luyện tìm kiếm cho mình cơ hội khác. Nhi nói với tôi: "Con nhớ mãi buổi chiều biết điểm thi, mẹ con đứng không vững... Nhưng ngay sau đó mẹ đã đến ôm con vào lòng, hai mẹ con cùng ôm nhau khóc. Đã lâu lắm rồi con mới được mẹ ôm ấp, vuốt ve như thế".

Cũng là trường hợp có con thi trượt vào lớp 10 nhưng một người anh họ của tôi đã không làm được như bố mẹ Nhi. Anh tôi khi đó đã chạy lên phòng con xé tung quần áo, sách vở và miệt thị con bằng những từ ngữ khủng khiếp nhất... Đứa con mới 15 tuổi đã "ân hận" vì thi trượt tới mức bỏ nhà ra đi, cháu cho rằng mình là người thừa, đứa con bất hiếu với bố mẹ.

Để rồi sau đó chính anh lại phải nhờ cậy công an, anh em họ hàng đi tìm con. Đọc bức thư của con để lại trước khi đi anh ân hận quá... Mang được con về nhà, anh cất hết dao, kéo, thuốc men vì sợ đứa con yếu đuối của mình có thể quẫn chí làm liều.

Một học sinh khác mà tôi biết cũng do không thi đậu vào trường chuyên của tỉnh nhà nên cháu bị ba mẹ nhiều lần so bì, trách móc. Tới năm cháu học lớp 11 lại bị ba mẹ cự tuyệt nguyện vọng học khối B, ép phải thi khối A, chọn các trường kinh tế...

Cháu đã chán nản, thất vọng tới mức bị trầm cảm, rối loạn tâm thần. Mất một năm điều trị bệnh cho con, ba mẹ cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình, không còn gây sức ép tới việc học tập của con.

Xin phụ huynh đừng để con em mình đón nhận kỳ thi vào lớp 10 giống như đón nhận thất bại đầu đời... Rõ ràng con vẫn đang là những đứa trẻ - cần bao bọc, chở che và yêu thương nhiều hơn nữa!

VIỆT THY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar