23/01/2016 11:17 GMT+7

“Đừng viển vông nữa con à”

HẠNH LINH (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)
HẠNH LINH (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)

TT - Ngày còn đi học, tôi rất thích chơi thể thao và ao ước sau này sẽ trở thành một vận động viên, bố bảo: “Đừng viển vông nữa con à”.

Học sinh một trường tiểu học trong giờ chào cờ đầu tuần - Ảnh: H.T

Bố khuyến khích tôi phải học thật giỏi, thi đỗ đại học, có một tấm bằng thì mới có “cần câu cơm”. Tôi học miệt mài với suy nghĩ phải thực tế hơn theo lời bố.

Bố mẹ như muốn “đóng khung” tôi lại. Giữa tôi và bố mẹ không bao giờ cùng quan điểm. Tôi rất muốn tâm sự nhưng chẳng thể mở lời, dường như tất cả mọi việc đều phải theo ý của bố mẹ. Mỗi khi tôi đi học thêm buổi tối về, mẹ đều dò xét với vẻ nghi ngờ: “Có thật là con đến lớp học thêm không đấy?”.

Mẹ luôn nghĩ tôi đi chơi đâu đó nên mới về muộn, mẹ không tin tôi học nhóm với bạn, cũng không tin tôi đi học thêm nghiêm túc. Chính sự nghi ngờ ấy khiến tôi cảm thấy bị tổn thương ghê gớm nhưng mẹ thì không bao giờ hiểu. Khi nào tôi cũng phải “báo cáo”, “thanh minh” để chứng tỏ mình “trong sạch”.

Đúng hơn là bố mẹ không đặt niềm tin nơi con cái. Lúc nào bố mẹ cũng cho là mình đúng và làm như thế là muốn tốt cho tôi. Ngay cả việc cấm đoán tôi đi chơi xa cùng với lớp cũng vì lý do: “Đi ra đường không nên tin ai hết”.

Khi tôi biết vu vơ nhớ nhung ai đó thì với bố mẹ chuyện tình cảm nam nữ, rung động đầu đời đều là “trò trẻ con”, nên tạm gác lại một bên để dành thời gian cho học tập. Nhiều khi muốn tâm sự với mẹ những chuyện tế nhị, riêng tư nhưng lại bị cấm đoán: “Tình yêu con trẻ là bán rẻ tương lai”.

Khi vào đại học, tôi theo bạn đi làm thêm để có kinh nghiệm, mẹ tôi xua tay: “Nhà mình chẳng thiếu tiền để con phải vất vưởng làm thêm với nếm trải. Lúc này con cứ lo học đi, đem tấm bằng loại ưu về đây là được rồi, ngoài ra thì bố mẹ không cần con làm gì cả”.

Mỗi khi tôi nói kế hoạch và dự định cho cuộc sống, cho tương lai thì mẹ sẽ bảo tôi là trẻ con, rằng tương lai của tôi đã có bố mẹ lo. Cho đến bây giờ, trong mắt bố mẹ, tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ. Bố mẹ vẫn cư xử với tôi theo kiểu áp đặt mọi chuyện, từ chối mọi suy nghĩ của tôi. Tại sao bố mẹ không công nhận sự trưởng thành của con cái?

HẠNH LINH (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Nếu vẫn coi đại học là nơi "đào tạo nguồn nhân lực" đơn thuần thì dù tổ chức theo mô hình nào cũng không tạo ra chuyển biến đáng kể.

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Đề văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Kịp thời, mong chờ đề mới hợp thời

Tôi thấy đề văn thi tốt nghiệp THPT 2025 là kịp thời. Nhưng tôi vẫn muốn, và chờ đợi, ở những kỳ thi sau đề phải hợp thời: thí sinh được thử thách với những đề thi lấy dữ liệu từ cuộc sống hiện tại của họ.

Đề văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Kịp thời, mong chờ đề mới hợp thời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar