27/08/2024 16:00 GMT+7

Dùng vi khuẩn chiết xuất kim loại hiếm từ pin cũ thải loại

Đại học Edinburgh (Scotland) đã tìm ra “đồng minh” mới trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, đó là các vi khuẩn giúp chiết xuất kim loại quý từ pin cũ và rác thải điện tử.

Công nhân phân loại rác thải điện tử tại cơ sở Electronics Recyclers International ở Fresno, California - Ảnh: theguardian.com

Giáo sư Louise Horsfall tại Đại học Edinburgh cho biết những kim loại quý và đắt đỏ như lithium, coban, mangan… đóng vai trò quan trọng trong sản xuất xe điện và nhiều thiết bị khác của công nghệ xanh.

Giáo sư Horsfall chia sẻ rằng nếu chúng ta muốn dựa vào điện để lấy năng lượng, sưởi ấm, di chuyển... thì chúng ta sẽ ngày càng dựa vào các kim loại. Thiết bị bay không người lái, máy in 3D, quang điện, turbine gió, pin nhiên liệu, và động cơ ô tô điện đều cần kim loại. Nhiều trong số các kim loại này khá hiếm.

Trung Quốc không những là quốc gia đóng vai trò nguồn cung chính của đất hiếm mà còn nắm trọn quy trình xử lý chúng. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chính trị nhiều biến đổi, nguồn cung từ Trung Quốc luôn có nguy cơ gián đoạn. Do đó, giáo sư Horsfall khẳng định cần phát triển nền kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng kim loại hiếm nếu có thể, nếu không, chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng. 

Có giới hạn với số lượng các kim loại quý này trên Trái Đất nên việc vứt bỏ chúng là vô cùng lãng phí. Bà Horsfall khẳng định cần công nghệ tái chế mới nếu muốn chống lại tình trạng Trái Đất nóng lên.

Theo giáo sư này, chìa khóa của tái chế chính là vi sinh vật. Bà phân tích: "Một số vi khuẩn có thể tổng hợp hạt nano của kim loại. Chúng tôi cho rằng đó là quá trình giải độc của chúng. Về cơ bản, chúng bám vào các vi nguyên tử kim loại và để tránh bị nhiễm độc, các vi khuẩn biến chúng thành hạt nano".

Giáo sư Horsfall cùng nhóm nghiên cứu đã sử dụng chủng vi khuẩn này chiết xuất mangan, lithium. Sau đó, họ dùng chủng vi khuẩn khác và chiết xuất được nickel, coban.

Trong tương lai, giáo sư Horsfall và đội nghiên cứu dự kiến sử dụng các vi khuẩn được chỉnh sửa gene để có thể tăng lượng kim loại chúng xử lý được. Ví dụ như dùng vi khuẩn để chiết xuất coban và nickel riêng biệt trong khi hiện tại họ chưa thể làm được điều đó.

Bước tiếp theo của nghiên cứu là chứng minh rằng những kim loại quý sau khi được chiết xuất từ rác thải điện tử có thể sử dụng làm thành phần của pin hoặc thiết bị mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: kim loại hiếm pin cũ

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 23-5-2025.

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Chỉ trong vòng một tháng, gần 400.000 người dùng đã rời bỏ nhà mạng SK Telecom lớn nhất nước này để chuyển sang các mạng đối thủ như KT và LG U+.

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nêu rõ phí nước cơ bản sẽ được miễn trong 4 tháng và dự báo các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được trung bình 5.000 yên (khoảng 35 USD).

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Quốc hội Italy vừa phê chuẩn luật quốc tịch sửa đổi, siết chặt quyền xin quốc tịch theo diện huyết thống (jus sanguinis).

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan

Trong 8 ngày 7 đêm, bạn sẽ bước qua ba quốc gia với cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp và chiều sâu văn hóa chạm đến tâm hồn, từ dòng Mekong cuộn chảy đến những mái chùa phát sáng kỳ ảo.

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan

Số ca loãng xương và thoái hóa khớp tăng, gánh nặng y tế chực chờ

Loãng xương và thoái hóa khớp không còn là “bệnh người già”, mà đã trở thành gánh nặng phổ biến, từ nhóm lao động cho đến người cao tuổi. Chuyên gia nhấn mạnh nếu không hành động ngay, chúng ta sẽ phải đối mặt với hệ quả y tế - xã hội nặng nề.

Số ca loãng xương và thoái hóa khớp tăng, gánh nặng y tế chực chờ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar