17/07/2013 04:00 GMT+7

Đừng rung lắc trẻ

KIM SƠN ghi
KIM SƠN ghi

TT - Bác sĩ Nguyễn Duy Long, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cảnh báo một thói quen xấu mà các bậc phụ huynh không biết: dù chỉ 5 giây rung lắc vẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Theo bác sĩ Long, ở nước ngoài, từ năm 1946, người ta đã phát hiện xuất huyết dưới màng nhện ở một trẻ sơ sinh do bị lắc. Có nhiều trẻ sinh ra bình thường, nhưng khi lớn lên có di chứng não mà không rõ nguyên nhân. Khoảng những năm 1970-1980, các nhà khoa học đã mô tả rõ tổn thương não do rung lắc mạnh ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, được gọi là hội chứng trẻ bị lắc (SBS) và từ năm 2001các trung tâm SBS ở châu Âu và Mỹ đã thống kê trong 903.000 trẻ bị SBS có 1.300 trẻ tử vong và rất nhiều trẻ bị di chứng não về sau.

Có nhiều kiểu trẻ bị lắc. Nguy hiểm nhất là rung lắc khi bế xốc trẻ trong tư thế đứng vì cổ bé yếu, dễ di chuyển theo hướng trước sau. Nguy hiểm tiếp theo là lắc mạnh và dừng đột ngột, va chạm với vật cản, chẳng hạn như trẻ chạy xe tập đi quá nhanh và va vào tường. Nhiều người cưng nựng theo cách nhồi xốc, bồng bé đưa lên đưa xuống nhanh hoặc ẵm bé đưa lên cao làm máy bay.

Ở trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, có đầu lớn và nặng (chiếm 25% cơ thể), cổ rất yếu chưa chịu được sức nặng của đầu, trong khi xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên khi bị rung lắc, lực rung sẽ chuyển tới não và làm tổn thương não... Tùy theo mức độ tổn thương có thể làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng, giảm khả năng nhận thức, giảm thị lực... trong đó nhiều tổn thương kéo dài chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn.

Trẻ dưới 9 tháng tuổi hành động rung lắc càng dễ làm tổn thương.

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường sau chấn thương do rung lắc, người nhà cần gọi xe cấp cứu, đừng vận chuyển bằng xe thông thường, đừng bế xốc trẻ lên, đừng cố lắc để làm cho trẻ tỉnh lại. Không cho trẻ ăn, bú. Nếu trẻ ngừng thở phải hô hấp nhân tạo. Nếu trẻ chấn thương cổ cần tránh xoay trẻ. Nếu trẻ nôn và không chấn thương cổ thì xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở. Khi có di chứng, trẻ phải được điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tâm lý liệu pháp, ngôn ngữ liệu pháp...

KIM SƠN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar