01/08/2023 09:57 GMT+7

Dùng nội tệ thanh toán trong ASEAN

Một hệ thống thanh toán xuyên biên giới tại ASEAN được kỳ vọng sẽ giúp khu vực tăng cường hội nhập tài chính giữa các nước thành viên tham gia, đưa khối đến gần hơn với mục tiêu gắn kết kinh tế.

Hệ thống thanh toán xuyên biên giới sẽ giúp ASEAN tăng cường hội nhập tài chính - Ảnh: Jakartaglobe.id

Hệ thống thanh toán xuyên biên giới sẽ giúp ASEAN tăng cường hội nhập tài chính - Ảnh: Jakartaglobe.id

Tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 5-2023 ở Labuan Bajo (Indonesia), các thành viên khối cùng tuyên bố sẽ cải thiện kết nối thanh toán trong khu vực và thúc đẩy giao dịch nội tệ.

Thanh toán bằng mã QR

Các lãnh đạo ASEAN cam kết sẽ làm việc theo lộ trình để mở rộng các liên kết thanh toán khu vực tới tất cả 10 thành viên của khối. Kế hoạch này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thanh toán thương mại, đầu tư, chuyển tiền xuyên biên giới và các hoạt động kinh tế khác với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái tài chính toàn diện trên khắp Đông Nam Á.

Đến nay, chương trình trên đã hoạt động ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore, cho phép người dân thanh toán hàng hóa và dịch vụ bằng nội tệ thông qua mã QR. Philippines dự kiến sẽ sớm tham gia.

Bằng cách kết nối các hệ thống thanh toán bằng mã QR, tiền có thể được gửi từ ví kỹ thuật số này sang ví kỹ thuật số khác. Những ví kỹ thuật số này hoạt động tương tự tài khoản ngân hàng, nhưng chúng cũng có thể liên kết với tài khoản tại các tổ chức tài chính truyền thống.

Theo Đài CNBC, trên thế giới hiện chưa tồn tại một hệ thống thanh toán toàn khu vực như thế. Vì thế, ông Satoru Yamadera, cố vấn tại Phòng tác động phát triển và nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đánh giá: "Nỗ lực của các ngân hàng trung ương ASEAN là sáng tạo và mới lạ. Ở các khu vực khác như châu Âu, kết nối thanh toán bán lẻ thông qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ phổ biến hơn. Trong khi đó, Trung Quốc nổi tiếng về thanh toán bằng mã QR tiên tiến, nhưng chúng không được kết nối như mã QR của ASEAN".

Kết nối khu vực được coi là rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào các loại tiền tệ bên ngoài như cho các giao dịch xuyên biên giới, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp, theo CNBC.

Ông Nico Han, nhà phân tích Đông Nam Á tại Diplomat Risk Intelligence - bộ phận tư vấn và phân tích của tạp chí The Diplomat, cho biết: "Hệ thống này sẽ giúp (ASEAN) không cần USD (Mỹ) hoặc nhân dân tệ (Trung Quốc) làm trung gian". 

Ông Han giải thích một hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới thống nhất sẽ "thúc đẩy ý thức về chủ nghĩa khu vực và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề quốc tế".

Trong tầm nhìn này, các nhà phân tích cho rằng các ngành bán lẻ sẽ đặc biệt được hưởng lợi trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng ASEAN dự kiến sẽ tăng, từ đó có thể thúc đẩy ngành du lịch. Ông Han cho hay một hệ thống thanh toán chung có thể giúp doanh nghiệp "tránh được các chi phí liên quan đến việc duy trì hệ thống điểm bán hàng thực tế, hoặc trả phí trao đổi cho các công ty thẻ".

Biểu đồ giao dịch thanh toán kỹ thuật số của ASEAN từ 2017 đến 2027 - Nguồn: Statista Market insights. Dữ liệu: NGUYÊN HẠNH - Đồ họa: TUẤN ANH

Biểu đồ giao dịch thanh toán kỹ thuật số của ASEAN từ 2017 đến 2027 - Nguồn: Statista Market insights. Dữ liệu: NGUYÊN HẠNH - Đồ họa: TUẤN ANH

Cần lộ trình rõ ràng

Tuy nhiên, tạp chí Nikkei Asia của Nhật Bản cảnh báo vẫn còn những thách thức đối với ASEAN trong việc mở rộng kết nối thanh toán khu vực. Giới quan sát vẫn đang chờ đợi các buổi thảo luận tiếp theo của cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN vào tháng 8 tới đây.

Giữa lúc chờ đợi, các chuyên gia cho rằng ASEAN có thể tham khảo dự án Nexus về những khó khăn họ có thể đối mặt. Dự án này được Ngân hàng Thanh toán quốc tế khởi xướng vào tháng 3 năm nay, để kết nối Hệ thống châu Âu của Liên minh châu Âu (EU) với các hệ thống thanh toán của Singapore và Malaysia. Phạm vi của Nexus được kỳ vọng sẽ mở rộng ra cả Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Không giống như các hệ thống thanh toán nhanh nội địa, Nexus cần một cơ quan quản lý và điều hành khu vực riêng để đảm bảo rằng các khoản thanh toán xuyên biên giới được thực hiện một cách an toàn và đáng tin cậy.

Do ASEAN hoạt động trên cơ sở không ràng buộc nên cần phải có quyết định tập thể từ tất cả các quốc gia thành viên để thành lập hội đồng điều hành Nexus. Điều này không chỉ cần sự nhất trí cao, mà còn đòi hỏi một lộ trình rõ ràng giúp các quốc gia thành viên từng bước tăng cường hội nhập kinh tế và tài chính khu vực.

Ngay cả khi đạt tiến triển trong khuôn khổ giao dịch nội tệ, Nikkei Asia cho rằng ASEAN vẫn cần xác định rõ lập trường tập trung vào việc hội nhập kinh tế hơn là một tín hiệu cho thấy khối này đang cố gắng tách khỏi Mỹ.

Ngoài ra, hệ thống thanh toán chung cho toàn khu vực có thể vô tình gây áp lực lên một số loại tiền tệ nhất định. Theo trưởng nhóm phân tích công nghệ châu Á Nicholas Lee của Hãng tư vấn Global Counsel, với sức mạnh và sự ổn định của đồng đô la Singapore, cả doanh nghiệp quốc tế và khu vực có thể chọn nắm giữ nhiều vốn lưu động hơn bằng đồng tiền này để tận dụng ưu thế chuyển đổi tiền tệ. 

Trong trường hợp đó, các loại tiền tệ khác trong khu vực có thể bị mất giá, dẫn đến lạm phát nhập khẩu cao hơn nếu không có sự can thiệp của các ngân hàng trung ương.

Cam kết từ Việt Nam

Hồi tháng 3-2023, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng đã hoan nghênh các hoạt động và sáng kiến do nhóm công tác về Hệ thống thanh toán (WC-PSS) của ASEAN triển khai để xây dựng mạng lưới liên kết thanh toán xuyên biên giới.

Theo trang chính thức của Ngân hàng Nhà nước, phía Việt Nam đang nghiên cứu khả năng tham gia các dự án, sáng kiến kết nối đa phương trong khu vực.

Khởi động Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN 2023

Tận hưởng những ưu đãi trên nền tảng Shopee quốc tế trong Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN (AOSD), sự kiện có quy mô lớn nhất ASEAN trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar