11/09/2022 11:15 GMT+7

Đừng mặc chiếc áo quá rộng cho con

LƯU ĐÌNH LONG thực hiện
LƯU ĐÌNH LONG thực hiện

TTO - Nói về việc kỳ vọng con mình trở thành một người nổi tiếng, tài năng và thành công vượt trội, ThS tâm lý Đặng Hoàng An đã có lời như vậy.

Đừng mặc chiếc áo quá rộng cho con - Ảnh 1.

ThS tâm lý Đặng Hoàng An - Ảnh: NVCC

Có một điều lưu ý là dù có tài năng đến đâu thì trẻ cũng phát triển thể chất, tính cách theo quy trình chung của con người. Trong đó, giai đoạn dậy thì và sau dậy thì khá quan trọng, tâm lý trẻ lứa tuổi này cũng phức tạp nên nếu không khéo léo thì trẻ và người thân sẽ có những khoảng cách vô hình.

Theo ông An, nổi tiếng, thành công sớm dễ khiến trẻ chủ quan, tự mãn, gia đình đôi khi không lường trước được mặt trái của điều này dẫn tới dựa dẫm, gây áp lực cho con.

Trao đổi với Tổ ấm, ông An bày tỏ:

- Khi con cái đạt được kết quả nào đó, tâm lý chung của cha mẹ, ông bà là cảm thấy vui, hãnh diện, tự hào. Nhưng đừng để cảm xúc này lấn át lý trí, kỳ vọng nhiều hơn khả năng của trẻ khiến con cái áp lực vào thành tích phải đạt.

Khuyến khích trẻ phát huy năng lực, sở trường để đạt được những giá trị trong cuộc sống là việc cần thiết nhưng cần có chừng mực, phù hợp, vừa sức để con cái chúng ta không hụt hơi trong mong ước của người lớn. 

Khen tặng con cũng đừng thái quá, khiến trẻ cảm thấy mình như một người quan trọng, tránh để con mang "bệnh ngôi sao".

* Những năm gần đây có khá nhiều chương trình tìm kiếm "ngôi sao" nhí, hướng tới phát hiện những tài năng của những bạn trẻ ở khắp nơi, khá thu hút khán giả. Nhiều phụ huynh cũng xem đây là con đường giúp con mình trở nên nổi tiếng. Theo ông, việc này nên không?

- Tìm kiếm tài năng của người trẻ để phát hiện và bồi dưỡng là cần thiết. Tuy nhiên, để trẻ bước vào thế giới người nổi tiếng, đẩy mạnh hình ảnh trên mạng xã hội đến mức thiếu kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống bình thường của các con.

Có thể nói việc gì cũng có hai mặt. Nếu việc tìm kiếm tài năng, đào tạo bài bản, quản lý con người tài năng ấy một cách đúng đắn thì sẽ phát huy được năng lực của người ấy. 

Ngược lại, sẽ khiến trẻ bị chìm đắm trong hào quang và ảo tưởng về sự nổi tiếng, tài năng của mình, để rồi không tiếp tục cố gắng, nỗ lực để hoàn thiện bản thân (trau dồi cả năng lực, trí tuệ và đạo đức). 

Theo tôi, một người nếu thiếu hoặc yếu về đạo đức sẽ nguy hiểm hơn so với chưa giỏi hay không có năng khiếu gì nổi bật.

* Có nhiều phụ huynh hay khoe thành tích của con trên mạng xã hội với lý do khuyến khích, khen tặng con mình. Điều này đúng không?

- Việc khoe thành tích của con lên mạng sẽ mang lại tác hại nhiều hơn. Như đã nói, chính thói quen này tạo ra áp lực cho trẻ phải cố gắng hơn để làm hài lòng cha mẹ. Mặt khác, các thông tin cá nhân của con như tên tuổi, trường lớp bị phô bày trên không gian mở như vậy rất có thể sẽ bị kẻ xấu nắm được và vô tình khiến con mình trở nên không an toàn.

Khen tặng, khích lệ con có nhiều cách. Đó có thể là những phần thưởng đúng lúc khi con đạt được thành tích hay kết quả nào đó. 

Và phần thưởng ấy phải mang lại giá trị về tinh thần, thêm công cụ cho con học tập, rèn luyện chứ không nên nặng về vật chất. Tôi nghĩ đến một khóa học hay một chuyến dã ngoại trong tinh thần học thêm những điều bổ ích từ cuộc sống thực bên ngoài.

* Sẽ có những trẻ có khả năng nổi trội, năng khiếu hơn người và thành công sớm. Vậy gia đình của các con cần làm gì để trẻ phát triển đúng hướng, không rơi vào tình huống "sớm nở chóng tàn"?

- Nếu con trẻ thành công sớm, có khả năng nổi trội là điều đáng mừng, nhưng gia đình phải vui chừng mực, không thổi phồng tài năng các con hay đừng mặc chiếc áo quá rộng cho trẻ.

Nếu trẻ thực sự có những năng khiếu đặc biệt thì gia đình nên cho con đến trường lớp phù hợp để phát triển đúng hướng, toàn diện, bao gồm cả năng khiếu, trí tuệ và đạo đức. Theo tôi, dù con người có tài năng bao nhiêu thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là bồi đắp nhân cách và phát triển tổng thể, hài hòa.

Nhấn mạnh vai trò của gia đình là tối quan trọng, bởi đây là chiếc nôi cho mọi tài năng và nhân cách con người. 

Do vậy, phụ huynh cần kiên nhẫn đồng hành cùng con - tôn trọng và lắng nghe con, nhất là tôn trọng bản sắc riêng, cá tính của từng trẻ; kể cả khi con cái có những lệch chuẩn cũng không đao to búa lớn mà cần mềm dẻo; không dùng quyền uy cha mẹ để bắt trẻ tuân thủ theo mình.

Với tôi, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và an toàn. Và nguyên tắc chung trong gia giáo là mềm dẻo - linh hoạt - có định hướng, chứ không thả nổi con muốn làm gì thì làm.

Tại sao mẹ cứ ép con học làm gì?

TTO - 'Nhiều người không cần học vẫn nổi tiếng và rất giàu. Tại sao mẹ cứ ép con học làm gì?'; 'Con biết có rất nhiều streamer, Youtuber nổi tiếng, không cần học hành'... Nhiều phụ huynh đã lúng túng trước những phát biểu khó đỡ của con.

LƯU ĐÌNH LONG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Sáng nay 15-5, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự và trao phần thưởng cho các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X.

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích 9 năm liền là học sinh giỏi dù côi cút lớn lên trong vòng tay chăm bẵm của ngoại.

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc xúc động đặt tay lên ngực trái chụp ảnh với cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí KPI, nếu không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị thôi việc được các đại biểu tranh luận cần có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Microsoft cắt giảm gần 3% nhân sự toàn cầu để dồn lực đầu tư vào AI, trong bối cảnh chi tiêu hạ tầng tăng mạnh và áp lực lợi nhuận ngày càng lớn.

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar