01/12/2024 12:19 GMT+7

Dùng kích điện vào rừng cấm để bắt giun đất

Cơ quan chức năng liên tục truy bắt, nhưng nhiều người vẫn lén vào rừng cấm dùng kích điện bắt giun đất.

Ngày 1-12, ông Lê Minh Tiến - giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Ea Kar, Đắk Lắk) - cho biết đơn vị liên tục truy bắt, tịch thu tang vật nhưng 2 năm trở lại đây nhiều người lạ vẫn dùng kích điện vào rừng cấm để bắt giun đất.

Bất chấp quy định cấm vì thu nhập cao từ giun đất

Dùng kích điện vào rừng cấm để bắt giun đất - Ảnh 1.

Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Ea Kar, Đắk Lắk) bắt quả tang một người dùng kích điện vào rừng bắt giun đất - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Gần đây nhất, giữa tháng 11-2024, các kiểm lâm viên Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô truy bắt một nhóm người dùng kích điện vào khu vực rừng được bảo vệ nghiêm ngặt để bắt giun đất.

Khi phát hiện lực lượng kiểm lâm, nhóm người đã nhanh chân thoát chạy. Các kiểm lâm viên chỉ tịch thu được một số bình ắc quy, máy kích điện và 2 bao tải giun đất để lại hiện trường.

Theo ông Tiến, do giá giun đất được các đầu nậu mua khá cao, trang bị luôn cho máy kích điện nên luôn có nhiều người bất chấp quy định và vào Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô để săn trộm giun đất.

Những người này sẽ đưa bình ắc quy, máy kích điện vào những khu vực rừng rậm rạp, ẩm ướt để bắt giun đất. 

Dòng điện mạnh, cắm thẳng xuống đất khiến những con giun nằm sâu dưới đất phải chui lên mặt đất và bị bắt. Với những chiêu thức như vậy, mỗi người sẽ bắt được từ 30 - 50kg/ngày, tương đương 600.000 - 1 triệu đồng/ngày.

Ông Đào Anh Văn, kiểm lâm viên Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, cho biết: "Mỗi ngày một nhóm 3 - 4 người được chở đến những khu vực rừng khác nhau. Sau đó nhóm người sẽ mang bình ắc quy, máy kích điện đi bộ vào rừng để bắt giun".

Chế tài quá nhẹ, khó ngăn chặn vi phạm

Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô Lê Minh Tiến cho biết xác định hành vi dùng kích điện để bắt giun đất ảnh hưởng lớn đến môi trường, hệ sinh thái rừng nên đơn vị thường xuyên tổ chức tuần tra, kiếm soát, nhất là những khu vực rừng ẩm ướt.

Dùng kích điện vào 'rừng cấm' bắt giun đất, hủy hoại môi trường - Ảnh 4.

Máy kích điện được đầu tư nên những người vi phạm sẵn sàng bỏ lại để tháo chạy khi bị phát hiện - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Từ năm 2023 đến nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã tịch thu 62 bộ kích điện, lập biên bản vi phạm hành chính 9 vụ. Tuy nhiên do mức chế tài thấp nên chưa đủ sức răn đe đối với những người đi kích điện bắt giun đất.

Ông Vũ Trọng Hiếu - hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ea Kar - cho biết chế tài xử phạt hành vi dùng kích điện bắt giun đất thực hiện theo điều 16 nghị định 35 ngày 25-4-2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. 

Người vi phạm chỉ bị xử phạt 1.250.000 đồng và tịch thu phương tiện đưa vào rừng để bắt giun (máy kích điện - PV).

"Mức xử phạt như vậy là chưa đủ mức răn đe, do đó người dân vẫn liên tục mang máy vào rừng kích giun. Cần có những chế tài mạnh hơn để có sức răn đe, ngăn chặn người dân đưa máy vào rừng, khu bảo tồn để kích giun, ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái.

Cùng với đó chúng tôi phối hợp với Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô tuyên truyền cho bà con nhân dân quanh vùng để hạn chế, tiến tới ngăn chặn việc kích giun trái phép", ông Hiếu nói.

Giun đất khổng lồ dài hơn 1 mét ở Kon Tum

Con giun đất khổng lồ dài khoảng 1,2 m được nam thanh niên phát hiện khi nó đang bò trong vườn sắn ở Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện gốc gỗ sưa khủng dưới suối, đầu nậu chưa kịp mua thì bị thu hồi

Một gốc gỗ sưa lớn được người dân phát hiện bị vùi lấp nhiều năm dưới lòng suối. Đầu nậu đến tiếp cận để mua nhưng kiểm lâm phát hiện và thu hồi.

Phát hiện gốc gỗ sưa khủng dưới suối, đầu nậu chưa kịp mua thì bị thu hồi

Cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Đó là đề xuất của Đà Nẵng. Theo đó sẽ xếp cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính vào nhóm ưu tiên mua nhà ở xã hội.

Cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Không nên tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng, chỉ mong phạt đúng và đủ

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là vấn đề mà rất nhiều người dân quan tâm.

Không nên tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng, chỉ mong phạt đúng và đủ

Mỏi mòn chờ khám bệnh bảo hiểm y tế, gian nan đòi tiền bảo hiểm tai nạn

Khám BHYT xếp hàng từ sớm, trưa chưa tới lượt; Gian nan đòi bảo hiểm tai nạn điện… là những vấn đề được nhiều bạn đọc phản hồi tuần qua.

Mỏi mòn chờ khám bệnh bảo hiểm y tế, gian nan đòi tiền bảo hiểm tai nạn

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Đề xuất phạt tiền gấp đôi vi phạm ở 6 thành phố lớn: Cân bằng giữa nghiêm minh và nhân văn

Đề xuất tăng mức xử phạt tiền gấp đôi với nhiều vi phạm tại 6 thành phố lớn có nhiều điểm phù hợp, nhưng cũng còn những băn khoăn.

Đề xuất phạt tiền gấp đôi vi phạm ở 6 thành phố lớn: Cân bằng giữa nghiêm minh và nhân văn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar